Thông tư 52/2014/TT-BCA về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy chữa cháy

Thông tư 52/2014/TT-BCA - Quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy chữa cháy

Thông tư 52/2014/TT-BCA về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy chữa cháy quy định về nội dung, nguyên tắc, hồ sơ, chế độ thống kê, báo cáo và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Điều kiện kinh doanh karaoke?

Thông tư 47/2015/TT-BCA về bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy tại vũ trường, karaoke

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy

Mẫu đăng ký danh sách huấn luyện phòng cháy chữa cháy

BỘ CÔNG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 52/2014/TT-BCAHà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 201

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 21/2014/NĐ-CP ngày 25/3/2014);

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về nội dung, nguyên tắc, hồ sơ, chế độ thống kê, báo cáo và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ (sau đây viết gọn là cán bộ, chiến sĩ) được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

2. Công an các đơn vị, địa phương.

3. Lực lượng dân phòng; lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở; lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

4. Cơ quan, tổ chức, cơ sở, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Điều 3. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy

Phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm: Phương tiện chữa cháy cơ giới (xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy, máy bơm chữa cháy, tàu, xuồng chữa cháy); phương tiện chữa cháy thông dụng; trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân; phương tiện cứu người; phương tiện, dụng cụ phá dỡ; thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc, chỉ huy chữa cháy; hệ thống báo cháy, chữa cháy được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.

Điều 4.

1. Tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Quản lý chặt chẽ và bảo đảm sẵn sàng chữa cháy.

3. Bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, cách thức, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Chiếm đoạt, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đánh tráo, thay thế, cho mượn phương tiện phòng cháy và chữa cháy được giao quản lý, bảo quản, bảo dưỡng và các hành vi trục lợi khác.

2. Tự ý thay đổi cấu tạo, tính năng, tác dụng của phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

3. Sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đúng mục đích, định mức, chế độ.

4. Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện phòng cháy và chữa cháy được giao quản lý, bảo quản, bảo dưỡng.

Chương II

QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 6. Nơi quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy

1. Xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy, máy bơm chữa cháy phải được để trong nhà có mái che; tàu, xuồng chữa cháy phải được bố trí bến đậu bảo đảm yêu cầu hoạt động của phương tiện.

2. Các phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác phải được quản lý an toàn, bảo đảm sẵn sàng chữa cháy.

3. Nơi quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải bảo đảm an toàn về phòng, chống cháy, nổ và đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường.

4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở được trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tổ chức và bố trí người làm công tác quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Điều 7. Thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy

1. Định kỳ vào quý IV hàng năm, cơ quan, tổ chức, cơ sở đã được trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải thống kê, báo cáo cơ quan Công an quản lý địa bàn về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo các nội dung sau:

a) Số lượng, chất lượng, chủng loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã trang bị.

b) Cách thức thực hiện bảo quản, bảo dưỡng.

c) Thực trạng công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện.

d) Kết quả thực hiện kết luận kiến nghị thanh tra, kiểm tra của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

đ) Kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

2. Trình tự báo cáo và cơ quan tiếp nhận báo cáo

a) Cơ quan, tổ chức, cơ sở, đội dân phòng báo cáo Công an xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Công an cấp xã) nơi hoạt động về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

b) Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành báo cáo cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy được giao quản lý.

c) Công an cấp xã, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành có trách nhiệm báo cáo Công an huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) hoặc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp huyện) quản lý địa bàn về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý.

d) Công an cấp huyện, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp huyện báo cáo Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh), Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh) trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý.

đ) Công an cấp tỉnh, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh báo cáo Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý.

Điều 8. Hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy

1. Hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy, gồm:

a) Sổ theo dõi hoạt động của xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy, tàu, xuồng chữa cháy (mẫu số 01), máy bơm chữa cháy (mẫu số 02) ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, cơ sở.

2. Hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở chỉ đạo lập, lưu giữ và phải được bổ sung khi có thay đổi.

Đánh giá bài viết
2 7.797
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo