Thông tư 48/2015/TT-BNNPTNT hướng dẫn điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật

Thông tư 48/2015/TT-BNNPTNT hướng dẫn điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật

Thông tư 48/2015/TT-BNNPTNT hướng dẫn điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật do Bọ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành, có hiệu lực ngày 28/01/2016, hướng dẫn chi tiết điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến dịch vụ bảo vệ thực vật tại Việt Nam.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 48/2015/TT-BNNPTNTHà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ BẢO VỆ THỰC VẬT

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn chi tiết điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến dịch vụ bảo vệ thực vật tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Dịch vụ bảo vệ thực vật là hoạt động của các tổ chức, cá nhân tư vấn biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật (trừ các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật quy định tại khoản 2, Điều 34, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật) theo thỏa thuận với chủ thực vật.

2. Tư vấn biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật là hoạt động xác định sinh vật gây hại thực vật; dự báo, cung cấp thông tin và hướng dẫn chủ thực vật biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.

3. Thực hiện các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật là hoạt động thủ công, cơ giới, vật lý, hóa học, sinh học được phép theo quy định để phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.

Chương II

CHI TIẾT ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÁC NHẬN DỊCH VỤ BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 4. Chi tiết điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật

1. Người trực tiếp làm dịch vụ tư vấn biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học; người trực tiếp làm dịch vụ phòng, chống sinh vật gây hại thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học hoặc có giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

2. Khi thực hiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật phải có sổ ghi chép, theo dõi nội dung liên quan đến hoạt động của người thực hiện và người sử dụng dịch vụ; trang thiết bị, dụng cụ phù hợp với hoạt động như dụng cụ phát hiện sinh vật gây hại (đối với hoạt động tư vấn phòng chống sinh vật gây hại thực vật) hoặc dụng cụ phun rải thuốc, bẫy bả, dụng cụ bắt, diệt sinh vật gây hại thực vật, bảo hộ lao động (đối với hoạt động phòng chống sinh vật gây hại thực vật).

3. Có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng để có thể liên hệ khi cần thiết. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật cần có một trong những giấy tờ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhà gắn liền với đất; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; hợp đồng thuê nhà hợp pháp có thời hạn tối thiểu là 01 năm hoặc sổ hộ khẩu (đối với cá nhân).

4. Được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi tổ chức, cá nhân có địa chỉ giao dịch hợp pháp theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Trình tự, thủ tục xác nhận hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật

1. Nộp hồ sơ

a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt địa chỉ giao dịch.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra ngay khi nhận hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ để thẩm định trong trường hợp hồ sơ hợp lệ; trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong trường hợp không hợp lệ.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2. Hồ sơ bao gồm

a) 02 (hai) bản đơn đề nghị xác nhận hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học hoặc giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật (đối với dịch vụ thực hiện các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật);

c) Bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) một trong những giấy tờ xác định địa chỉ giao dịch:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhà ở gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; Hợp đồng thuê nhà hợp pháp còn hiệu lực tối thiểu là 01 (một) năm; Sổ hộ khẩu (đối với cá nhân).

3. Thẩm định hồ sơ và xác nhận hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo đúng quy định, Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đồng ý cho tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật vào đơn đề nghị xác nhận hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp không đồng ý, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 6. Tập huấn về bảo vệ thực vật

1. Nội dung tập huấn:

a) Quy định hiện hành về bảo vệ thực vật và các quy định tại Thông tư này;

b) Kiến thức cơ bản về sinh vật gây hại thực vật và biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật;

c) Hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả; quy định thu gom bao bì sau sử dụng; sử dụng trang thiết bị phòng, chống sinh vật gây hại;

d) Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, quản lý thuốc bảo vệ thực vật;

đ) Thực hành sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

2. Chương trình tập huấn đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp hoạt động phòng chống sinh vật gây hại thực vật (chưa có trình độ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học).

a) Thời gian một khóa tập huấn là 03 ngày với đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Trạm Bảo vệ thực vật hoặc Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức tổ chức tập huấn về bảo vệ thực vật, nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận tập huấn. Mẫu Giấy chứng nhận tập huấn quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Đánh giá bài viết
1 243
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo