Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT quy định chương trình học Giáo dục thể chất tại trường Đại học

Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT - Quy định chương trình học Giáo dục thể chất tại trường Đại học

Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT quy định chương trình học Giáo dục thể chất tại trường Đại học do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành, có hiệu lực ngày 29/11/2015, quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học. Mời các bạn tham khảo.

Thông tư liên tịch 28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn xếp lương viên chức giảng dạy đại học công lập

Thông tư 36/2015/TT-BLĐTBXH ưu đãi trong giáo dục với con của người có công cách mạng

Thông tư 24/2015/TT-BGDĐT quy định chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục Đại học

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 25/2015/TT-BGDĐTHà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2015

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT THUỘC
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học;

Căn cứ Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;

Căn cứ Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học (sau đây gọi là chương trình môn học Giáo dục thể chất); kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất trong các cơ sở giáo dục đại học.

Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với đại học quốc gia, đại học vùng, học viện, trường đại học (bao gồm cả các trường đại học thành viên của đại học quốc gia, đại học vùng) trong hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Các cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên về thể dục, thể thao và các ngành đào tạo chuyên thể dục, thể thao trong các cơ sở giáo dục đại học không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này.

Chương II

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Điều 3. Mục tiêu

Chương trình môn học Giáo dục thể chất nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, nâng cao khả năng học tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

Điều 4. Khối lượng kiến thức

Khối lượng kiến thức của chương trình môn học Giáo dục thể chất mà người học cần tích lũy tối thiểu là 3 (ba) tín chỉ. Cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể khối lượng kiến thức môn học này phù hợp với yêu cầu của từng ngành đào tạo.

Điều 5. Tổ chức xây dựng chương trình

1. Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học (sau đây gọi chung là Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học) quyết định số lượng thành viên tham gia và ra quyết định thành lập tổ soạn thảo chương trình môn học Giáo dục thể chất (sau đây gọi là Tổ soạn thảo). Thành phần Tổ soạn thảo là những người am hiểu về giáo dục thể chất và có năng lực xây dựng và phát triển chương trình, gồm: một số giảng viên giáo dục thể chất; đại diện khoa hoặc bộ môn giáo dục thể chất; đại diện phòng đào tạo và một số nhà khoa học, chuyên gia giáo dục về thể dục, thể thao ở trong và ngoài cơ sở đào tạo.

2. Tổ soạn thảo có nhiệm vụ:

a) Căn cứ vào các quy định về giáo dục thể chất hiện hành, xây dựng mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể từng học phần; xác định cấu trúc, xây dựng các học phần thuộc chương trình môn học Giáo dục thể chất, bao gồm các học phần bắt buộc và các học phần tự chọn; phương thức đánh giá;

b) Thiết kế đề cương chi tiết các học phần; xác định yêu cầu về lý thuyết và thực hành của từng học phần; xác định điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn cho người học, người dạy khi thực hiện các học phần;

c) Tổ chức hội thảo lấy ý kiến về chương trình môn học Giáo dục thể chất;

d) Hoàn thiện dự thảo chương trình môn học Giáo dục thể chất trên cơ sở tiếp thu các ý kiến phản hồi và trình hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xem xét, tiến hành các thủ tục thẩm định.

Điều 6. Thẩm định và ban hành chương trình

1. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chương trình môn học Giáo dục thể chất và các điều kiện đảm bảo triển khai dạy học (sau đây gọi là Hội đồng thẩm định). Hội đồng thẩm định gồm ít nhất 03 (ba) thành viên có trình độ từ Thạc sĩ trở lên, đúng ngành về giáo dục thể chất hoặc huấn luyện thể thao; các thành viên Tổ soạn thảo không tham gia Hội đồng thẩm định.

2. Hội đồng thẩm định, gồm: chủ tịch, ủy viên thư ký và các ủy viên phản biện, trong đó có ít nhất 02 (hai) người ngoài cơ sở đào tạo.

Đánh giá bài viết
1 977
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo