Thông tư 24/2020/TT-BGTVT sửa các Thông tư về chế độ báo cáo định kỳ lĩnh vực đường sắt

Thông tư số 24/2020/TT-BGTVT

Thông tư 24/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường sắt.

Từ 01/12, thay đổi thời hạn gửi báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường sắt

Ngày 13/10/2020, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 24/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường sắt.

Theo quy định mới, đối với Báo cáo công tác sử dụng phương tiện giao thông đường bộ, thời hạn gửi báo cáo vào ngày 15 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu thay vì được kéo dài từ ngày 15 tháng 12 đến ngày 20 tháng 12 hằng năm như trước. Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ 15/12 năm trước đến ngày 14/12 năm báo cáo.

Thời hạn gửi Báo cáo công tác xây dựng, công bố biểu đồ tàu chạy vào ngày 15 tháng 12 hằng năm thay vì định kỳ ngày 20 tháng 12 hằng năm. Báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử, được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống thư điện tử hoặc qua các phương tiện khác.

Thời gian gửi Báo cáo công tác quản lý, sử dụng các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ vụ tàu cũng có sự thay đổi. Các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt sử dụng chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu gửi báo cáo vào ngày 15 tháng 12 hằng năm, thay vì 20 tháng 12 hằng năm như quy định trước đây.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2020.

Nội dung Thông tư 24 2020 BGTVT

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
________

Số: 24/2020/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2020

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường sắt

__________

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường sắt.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 của Thông tư số 21/2018/TT-BGTVT ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt như sau:

“Điều 13. Chế độ báo cáo

1. Tên báo cáo: Báo cáo công tác sử dụng phương tiện giao thông đường sắt.

2. Nội dung yêu cầu báo cáo:

a) Báo cáo tình hình sử dụng, khai thác các phương tiện đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt;

b) Tình hình biến động của phương tiện giao thông đường sắt.

3. Đối tượng thực hiện báo cáo: Chủ sở hữu phương tiện giao thông đường sắt.

4. Cơ quan nhận báo cáo: Cục Đường sắt Việt Nam.

5. Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử, được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống thư điện tử hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật.

6. Thời hạn gửi báo cáo: Ngày 15 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.

7. Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu.

8. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 12 năm báo cáo hoặc đến thời điểm theo yêu cầu.

9. Mẫu biểu số liệu báo cáo: Theo Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này”.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về xây dựng biểu đồ chạy tàu và điều hành giao thông vận tải đường sắt như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 23 như sau:

“4. Gửi báo cáo với những nội dung sau:

a) Tên báo cáo: Báo cáo công tác xây dựng, công bố biểu đồ chạy tàu;

b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Báo cáo kết quả thực hiện công tác xây dựng, công bố, điều chỉnh biểu đồ chạy tàu; các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; kế hoạch, biện pháp thực hiện trong năm tới;

c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia;

d) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Đường sắt Việt Nam;

đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử, được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống thư điện tử hoặc qua các phương thức khác theo quy định của pháp luật;

e) Thời hạn gửi báo cáo: Ngày 15 tháng 12 hằng năm;

g) Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ hàng năm;

h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 12 năm báo cáo;

i) Đề cương báo cáo: Theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 24 như sau:

“4. Gửi báo cáo với những nội dung sau:

a) Tên báo cáo: Báo cáo công tác xây dựng, công bố biểu đồ chạy tàu;

b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Báo cáo kết quả thực hiện công tác xây dựng, công bố, điều chỉnh biểu đồ chạy tàu; các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; kế hoạch, biện pháp thực hiện trong năm tới;

c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng;

d) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Đường sắt Việt Nam;

đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử, được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống thư điện tử hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;

e) Thời hạn gửi báo cáo: Ngày 15 tháng 12 hằng năm;

g) Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ hằng năm;

h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 12 năm báo cáo;

i) Đề cương báo cáo: Theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.”.

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Điều 76 của Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt như sau:

“Điều 76. Chế độ báo cáo

1. Tên báo cáo: Báo cáo công tác quản lý, sử dụng các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.

2. Nội dung yêu cầu báo cáo:

a) Báo cáo tình hình sử dụng các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu;

b) Tình hình biến động nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu;

c) Kế hoạch, nhu cầu để sát hạch cấp mới, cấp lại giấy phép lái tàu của năm sau.

3. Đối tượng thực hiện báo cáo: Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt sử dụng chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.

4. Cơ quan nhận báo cáo: Cục Đường sắt Việt Nam.

5. Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử, được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống thư điện tử hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật.

6. Thời hạn gửi báo cáo: Ngày 15 tháng 12 hằng năm.

7. Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu.

8. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 12 năm báo cáo hoặc đến thời điểm theo yêu cầu.

9. Mẫu biểu số liệu báo cáo:

a) Tình hình sử dụng và biến động nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu theo Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo Kế hoạch nhu cầu sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái tàu theo Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.”.

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 28c của Thông tư số 28/2017/TT-BGTVT ngày 29 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2010/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn trong hoạt động đường sắt như sau:

“Điều 28c. Quy định về thời gian và chế độ thông tin, báo cáo

1. Về thời gian

a) Kế hoạch phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn đường sắt theo chu kỳ 05 (năm) năm tương ứng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;

b) Ngày 31 tháng 3 hàng năm, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức kiểm tra hiện trường để lập kế hoạch phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn đường sắt;

c) Trước ngày 15 tháng 6 hằng năm, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam dự kiến điều chỉnh kế hoạch năm về phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn đường sắt trình Cục Đường sắt Việt Nam thẩm tra kế hoạch trước khi trình Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt.

2. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hằng năm báo cáo về công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn trên đường sắt quốc gia với các nội dung sau:

a) Tên báo cáo: Báo cáo công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn trên đường sắt quốc gia;

b) Nội dung yêu cầu: Thông tin về danh sách và số điện thoại liên lạc của các thành viên trong Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn; nhiệm vụ, địa chỉ của các chủ thể liên quan; Tổng hợp kế hoạch phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai và cứu nạn trên đường sắt quốc gia; Kết quả theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và cứu nạn của các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt;

c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;

d) Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường sắt Việt Nam;

đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử, được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính;

e) Thời hạn gửi báo cáo: Ngày 31 tháng 3 hằng năm;

g) Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ hằng năm;

h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 31 tháng 3 năm trước đến ngày 30 tháng 3 năm báo cáo;

i) Đề cương báo cáo: Theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trong vòng 48 giờ kể từ khi xảy ra lụt, bão; sự cố, thiên tai, các chủ thể có liên quan bị ảnh hưởng do lụt, bão, sự cố, thiên tai phải kịp thời báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Cục Đường sắt Việt Nam các nội dung về tình hình diễn biến lụt, bão, sự cố, thiên tai; sơ bộ mức độ thiệt hại; dự kiến phương án, tiến độ ứng phó và khắc phục.”.

Điều 5. Bổ sung các Phụ lục quy định chế độ báo cáo định kỳ

1. Bổ sung Phụ lục 7 vào Thông tư số 21/2018/TT-BGTVT ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

2. Bổ sung Phụ lục 1, Phụ lục 2 vào Thông tư số 24/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về xây dựng biểu đồ chạy tàu và điều hành giao thông vận tải đường sắt theo quy định tại Phụ lục 2, Phụ lục 3 của Thông tư này.

3. Bổ sung Phụ lục IX, Phụ lục X vào Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt theo quy định tại Phụ lục 4, Phụ lục 5 của Thông tư này.

4. Bổ sung Phụ lục vào Thông tư số 01/2010/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn trong hoạt động đường sắt theo quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2020.

Điều 7. Tổ chức thục hiện

1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, các Cục trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Giao thông vận tải để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:

- Như Điều 7;

- Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;

- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);

- Công báo;

- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;

- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;

- Báo Giao thông, Tạp chí giao thông;

- Lưu: VT, VP (KSTTHC 10b).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Ngọc Đông

Văn bản có phụ lục biểu mẫu đính kèm, mời các bạn sử dụng file Tải về để xem nội dung chi tiết.

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành:Bộ Giao thông Vận tảiNgười ký:Nguyễn Ngọc Đông
Số hiệu:24/2020/TT-BGTVTLĩnh vực:Giao thông
Ngày ban hành:13/10/2020Ngày hiệu lực:01/12/2020
Loại văn bản:Thông tưNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:Còn hiệu lực
Đánh giá bài viết
1 22
0 Bình luận
Sắp xếp theo