Thông tư 219/2015/TT-BTC về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và sử dụng vốn doanh nghiệp

Thông tư 219/2015/TT-BTC - Đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và sử dụng vốn doanh nghiệp

Thông tư 219/2015/TT-BTC về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và sử dụng vốn doanh nghiệp hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực ngày 15/02/2016.

Nghị định 04/2016/NĐ-CP hướng dẫn luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp

Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2014

Thông tư 219/2015/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2016 và thay thế Thông tư 220/2013/TT-BTC.

BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 219/2015/TT-BTCHà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 91/2015/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 10 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC VÀO DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN TẠI DOANH NGHIỆP

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp (sau đây gọi là Nghị định số 91/2015/NĐ-CP).

2. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 2. Ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

1. Trường hợp đầu tư vốn nhà nước để thành lập mới doanh nghiệp nhà nước:

a) Doanh nghiệp nhà nước thành lập mới, căn cứ số vốn nhà nước thực cấp (đối với doanh nghiệp thành lập mới không có dự án đầu tư xây dựng), vốn nhà nước đã cấp theo quyết toán công trình hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với doanh nghiệp thành lập mới trên cơ sở bàn giao dự án đầu tư xây dựng) để ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Trường hợp vốn đầu tư thực tế của Nhà nước thấp hơn mức vốn điều lệ đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký điều chỉnh lại mức vốn điều lệ trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi thành lập bằng mức vốn thực tế đã đầu tư của nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

b) Trường hợp việc đầu tư vốn điều lệ cho doanh nghiệp theo mức đã được phê duyệt trong đề án thành lập được chia thành nhiều lần, theo từng giai đoạn, thì doanh nghiệp điều chỉnh lại mức vốn điều lệ thực góp trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

2. Trường hợp đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động:

Doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có tiếp nhận tài sản từ nơi khác chuyển đến được đầu tư bằng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, tiếp nhận nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước (hỗ trợ di dời, sắp xếp lại, xử lý nhà đất, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp căn cứ vào quyết định điều chuyển tài sản của cấp có thẩm quyền và biên bản bàn giao tài sản, quyết toán tiền hỗ trợ của nhà nước (phần thực hiện dự án đầu tư) thực hiện ghi tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và thực hiện điều chỉnh lại mức vốn điều lệ thực góp trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

3. Trường hợp đầu tư vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

a) Căn cứ hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung thêm vốn điều lệ tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và sau khi nhà nước đã thực hiện đầu tư bổ sung vốn (kể cả trường hợp sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia theo phần vốn nhà nước để đầu tư bổ sung); hoặc trường hợp công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sử dụng các nguồn lợi nhuận sau thuế, quỹ đầu tư phát triển, thặng dư vốn cổ phần (đối với công ty cổ phần), nguồn quỹ khác, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.

b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện có trách nhiệm yêu cầu công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ghi tăng vốn góp của chủ sở hữu (giá trị thuộc phần vốn nhà nước đầu tư tăng thêm tại công ty), đồng thời có thông báo bằng văn bản tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước đã đầu tư (thực góp) tại công ty và số lượng cổ phiếu do cổ đông nhà nước nắm giữ (đối với đầu tư vào công ty cổ phần) sau khi công ty tăng vốn điều lệ và gửi đến cơ quan đại diện chủ sở hữu để theo dõi quản lý.

Điều 3. Chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Việc chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, trong đó, đối với trường hợp chuyển nhượng vốn (chuyển nhượng cổ phiếu) nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đã đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch Upcom theo phương thức thỏa thuận thì giá bán thỏa thuận phải đảm bảo trong biên độ giá giao dịch (giới hạn giao động giá) của mã chứng khoán tại ngày chuyển nhượng, nhưng không thấp hơn giá cổ phiếu được xác định theo giá trị sổ sách của công ty cổ phần có mã chứng khoán niêm yết/đăng ký giao dịch, căn cứ vào tổng giá trị vốn chủ sở hữu chia (:) cho vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm chuyển nhượng.

Điều 4. Quản lý vốn, tài sản tại doanh nghiệp nhà nước

Việc quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương III của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và các quy định sau:

1. Doanh nghiệp phải xây dựng và ban hành quy chế nội bộ để quản lý, sử dụng các loại tài sản của doanh nghiệp; Quy chế phải xác định rõ việc phối hợp của từng bộ phận quản lý trong doanh nghiệp, quy định rõ trách nhiệm bồi thường của từng bộ phận, cá nhân đối với các trường hợp làm hư hỏng, mất mát, gây tổn thất tài sản, thiệt hại cho doanh nghiệp.

2. Đối với doanh nghiệp có tài sản đặc thù như vật nuôi, cây trồng, thiết bị có nguồn phóng xạ, chất độc hại và tài sản đặc thù khác, quá trình quản lý, sử dụng, thanh lý tài sản ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật về tài chính, doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ các quy định, quy trình, quy phạm về kỹ thuật của cơ quan quản lý chuyên ngành ban hành.

Đánh giá bài viết
1 2.962
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo