Thông tư số 179/2013/TT-BTC

Thông tư số 179/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

BỘ TÀI CHÍNH

----------
Số: 179/2013/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2013

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN XÓA NỢ TIỀN THUẾ, TIỀN PHẠT KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG THU HỒI PHÁT SINH TRƯỚC NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2007

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện xóa nợ tiền thuế, tiền phạt (dưới đây gọi chung là xóa nợ) không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 của Điều 55 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 nêu trên.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 còn nợ không có khả năng thu hồi, bao gồm cả khoản tiền thuế, tiền phạt phát sinh phải nộp trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 nhưng phát hiện, ấn định thu sau ngày 01 tháng 7 năm 2007.

2. Tiền thuế được xóa bao gồm: thuế môn bài, thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế nhà đất, thuế lợi tức, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp.

3. Tiền phạt được xóa bao gồm: tiền phạt chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

4. Các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 thì đồng thời được xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp phát sinh trên khoản tiền thuế, tiền phạt được xóa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Hộ gia đình, cá nhân còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007.

2. Doanh nghiệp nhà nước đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 (bao gồm tiền thuế, tiền phạt còn nợ của các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, cửa hàng hạch toán phụ thuộc, đơn vị vãng lai hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp).

3. Doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hóa theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998, Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002, Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

4. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện giao, bán theo Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999, Nghị định số 80/2005/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước.

5. Doanh nghiệp nhà nước được xác định theo quy định tại Khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.

Điều 3. Điều kiện áp dụng

1. Đối với hộ gia đình, cá nhân nêu tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này đáp ứng điều kiện: gặp khó khăn, không thanh toán được số tiền thuế nợ, đã ngừng kinh doanh.

2. Đối với doanh nghiệp nhà nước đã giải thể nêu tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này thì phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập.

b) Đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền.

3. Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa nêu tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư này thì phải đảm bảo các điều kiện:

a) Thực hiện cổ phần hóa theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998, Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002, Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

b) Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập công ty cổ phần.

c) Khoản tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ chưa được giảm vốn nhà nước có tại doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa hoặc khi doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

4. Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu theo hình thức giao, bán nêu tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư này thì phải đảm bảo các điều kiện:

a) Thực hiện giao, bán theo Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999, Nghị định số 80/2005/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước.

b) Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp.

c) Khoản tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ không được tính vào giá trị doanh nghiệp để giao, bán.

Điều 4. Thẩm quyền xóa nợ

1. Thủ tướng Chính phủ xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 10 (mười) tỷ đồng trở lên.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 5 (năm) tỷ đồng đến dưới 10 (mười) tỷ đồng.

3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới 5 (năm) tỷ đồng.

a) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế xóa nợ đối với hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa; hồ sơ đề nghị xóa nợ vừa có khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa vừa có khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

b) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xóa nợ đối với hồ sơ chỉ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

4. Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt căn cứ vào tổng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tại văn bản đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.

Chương II
HỒ SƠ XÓA NỢ

Điều 5. Đối với đối tượng xóa nợ là hộ gia đình, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này

1. Văn bản đề nghị xóa nợ của Chi cục Thuế kèm danh sách hộ gia đình, cá nhân đề nghị xóa nợ có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (mẫu số 01, 01a, 01b ban hành theo Thông tư này).

2. Văn bản đề nghị xóa nợ của Cục Thuế (mẫu số 02 và 02a ban hành theo Thông tư này).

Điều 6. Đối với đối tượng xóa nợ là doanh nghiệp nhà nước đã giải thể quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này

1. Văn bản đề nghị xóa nợ của cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế (mẫu số 03 và 03a ban hành theo Thông tư này).

2. Quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền. Quyết định giải thể là bản chính hoặc bản sao có chữ ký, đóng dấu của cơ quan ban hành quyết định hoặc của cơ quan quản lý thuế.

Trường hợp thất lạc quyết định này thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về việc doanh nghiệp nhà nước đã giải thể và không còn hoạt động.

3. Trường hợp doanh nghiệp nhà nước đã giải thể có chi nhánh hạch toán phụ thuộc, cửa hàng hạch toán phụ thuộc, đơn vị vãng lai hạch toán phụ thuộc ở địa phương khác thì phải có xác nhận số tiền thuế, tiền phạt còn nợ của cơ quan thuế, cơ quan hải quan địa phương nơi chi nhánh, cửa hàng, đơn vị vãng lai đóng trụ sở.

Điều 7. Đối với đối tượng xóa nợ là doanh nghiệp nhà nước đã hoàn thành cổ phần hóa quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này

1. Văn bản đề nghị xóa nợ của cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế, trong đó xác nhận số tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 đến nay còn nợ và chưa được giảm vốn nhà nước có tại doanh nghiệp (mẫu số 04 và 04a ban hành theo Thông tư này).

2. Văn bản đề nghị xóa nợ của doanh nghiệp gửi về cơ quan quản lý thuế trực tiếp, trong đó nêu số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ; căn cứ xóa nợ; lý do số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ chưa được giảm vốn nhà nước có tại doanh nghiệp (mẫu số 05 và 05a ban hành theo Thông tư này).

Trường hợp số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ chỉ phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa hoặc số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ bao gồm cả tiền thuế, tiền phạt phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa và tiền thuế, tiền phạt của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị xóa nợ về cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Trường hợp số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ chỉ phát sinh của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại một Cục Hải quan thì doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị xóa nợ về Cục Hải quan đó.

Trường hợp số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ chỉ phát sinh của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhưng từ nhiều tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu tại các Cục Hải quan khác nhau thì doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị xóa nợ về từng Cục Hải quan nơi có số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ. Cục Hải quan tiếp nhận, thẩm định và gửi hồ sơ xóa nợ về Tổng cục Hải quan.

3. Văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định về giá trị doanh nghiệp đối với số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ chưa được giảm vốn nhà nước có tại doanh nghiệp.

4. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập công ty cổ phần.

6. Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp (kèm theo báo cáo chi tiết nợ phải trả).

7. Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp và quyết định giá trị doanh nghiệp khi chuyển thành công ty cổ phần của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp chưa có các quyết định này thì trong văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nêu tại Khoản 3 Điều này phải ghi rõ việc chưa có quyết định và nêu rõ lý do.

8. Quyết toán thuế và báo cáo tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp và khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần.

9. Xác nhận số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ đến nay còn nợ của cơ quan Hải quan (đối với trường hợp đề nghị xóa nợ vừa có tiền thuế, tiền phạt nội địa vừa có tiền thuế, tiền phạt của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu).

10. Biên bản bàn giao vốn, tài sản của doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần.

Trường hợp chưa có Biên bản này thì trong văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nêu tại Khoản 3 Điều này phải xác nhận chưa có Biên bản bàn giao vốn, tài sản của doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

11. Các thông báo về thực hiện nộp tiền thuế nợ, tiền chậm nộp và tiền phạt chậm nộp tại thời điểm đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.

12. Biên bản kiểm tra thuế (kết luận thanh tra) hoặc quyết định về việc ấn định thuế (đối với trường hợp ấn định thu).

Các tài liệu quy định tại Khoản 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11 và 12 Điều này là bản sao có chữ ký, đóng dấu của doanh nghiệp.

Điều 8. Đối với đối tượng xóa nợ là doanh nghiệp nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu theo hình thức giao, bán quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư này

1. Văn bản đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt của cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế trong đó xác nhận số tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 đến nay còn nợ và không được tính vào giá trị doanh nghiệp để giao, bán (mẫu số 04 và 04a ban hành theo Thông tư này).

2. Văn bản đề nghị xóa nợ của doanh nghiệp gửi về cơ quan thuế quản lý trực tiếp, trong đó nêu rõ số thuế đề nghị xóa nợ; căn cứ xóa nợ; lý do số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ không được tính vào giá trị doanh nghiệp để giao, bán (mẫu số 05 và 05a ban hành theo Thông tư này).

Trường hợp số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ chỉ phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa hoặc số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ bao gồm cả tiền thuế, tiền phạt phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa và tiền thuế, tiền phạt của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị xóa nợ về cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

Trường hợp số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ chỉ phát sinh của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại một Cục Hải quan thì doanh nghiệp gửi hồ sơ xóa nợ về Cục Hải quan đó.

Trường hợp số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ chỉ phát sinh của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhưng từ nhiều tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu tại các Cục Hải quan khác nhau thì doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị xóa nợ về từng Cục Hải quan nơi có số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ. Cục Hải quan tiếp nhận, thẩm định và gửi văn bản đề nghị xóa nợ về Tổng cục Hải quan.

3. Văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định về giá trị doanh nghiệp về việc số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ không được tính vào giá trị doanh nghiệp để giao, bán.

4. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về thực hiện giao, bán doanh nghiệp nhà nước.

5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp.

6. Quyết toán thuế và báo cáo tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp để giao, bán.

7. Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp (kèm theo báo cáo chi tiết nợ phải trả).

8. Hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng giao doanh nghiệp.

9. Xác nhận số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ đến nay còn nợ của cơ quan Hải quan (đối với trường hợp số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ vừa có tiền thuế, tiền phạt nội địa vừa có tiền thuế, tiền phạt của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu).

10. Các thông báo về thực hiện nộp tiền thuế nợ, tiền chậm nộp và tiền phạt chậm nộp tại thời điểm đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.

11. Biên bản kiểm tra thuế (kết luận thanh tra) hoặc quyết định về việc ấn định thuế (đối với trường hợp ấn định thu).

Các tài liệu quy định tại Khoản 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều này là bản sao có chữ ký, đóng dấu của doanh nghiệp.

Đánh giá bài viết
1 852
0 Bình luận
Sắp xếp theo