Thông tư 16/2018/TT-BGTVT

Thông tư 16/2018/TT-BGTVT - Quy định về quản lý, bảo trì công trình đường sắt quốc gia

Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư số 16/2018/TT-BGTVT quy định về quản lý, bảo trì công trình đường sắt quốc gia. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/07/2018 và thay thế Thông tư 81/2015/TT-BGTVT.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2018/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2018

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA

Căn cứ Luật Đường sắt s 06/2017/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Xây dựng s 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định s12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về quản lý, bo trì công trình đường sắt quốc gia.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

2. Đối với công tác cứu chữa, khắc phục hậu quả bão lũ, thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải về phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão, ứng phó sự cố thiên tai và cứu nạn trong hoạt động đường sắt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng với các tổ chức, cá nhân liên có quan đến công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư.

Điều 3. Giải thích từ ng

1. Quy trình bảo trì công trình đường sắt là tài liệu quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì công trình đường sắt.

2. Bảo trì công trình đường sắt là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng.

3. Kiểm tra công trình đường sắt là việc xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng đđánh giá hiện trạng công trình nhằm phát hiện kịp thời các du hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình đcó biện pháp xử lý kịp thời. Công tác kim tra công trình đường st bao gồm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất.

4. Quan trắc công trình đường sắt là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian.

5. Kiểm định chất lượng công trình đường sắt là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc đánh giá nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời gian sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình hoặc công trình đường sắt thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích.

6. Bảo dưỡng công trình đường sắt là hoạt động theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng nhỏ của công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình, được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì công trình ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh các hư hỏng công trình.

7. Sửa chữa công trình đường sắt là việc khắc phục, khôi phục, cải tạo hoặc thay thế những hư hỏng của bộ phận công trình, thiết bị, cấu kiện công trình hay toàn bộ công trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường, an toàn của công trình và an toàn giao thông vận tải đường sắt. Sa chữa công trình đường sắt bao gồm sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất:

a) Sửa chữa định kỳ công trình đường sắt là sửa chữa hư hỏng hoặc cải tạo, thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì và kế hoạch bảo trì được duyệt;

b) Sửa chữa đột xuất công trình đường sắt là sửa chữa được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu các tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình.

8. Đơn vị bảo trì công trình đường sắt là các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ hoặc ký hợp đồng thực hiện một hoặc một số công việc bảo trì công trình đường sắt.

Chương II

QUẢN LÝ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT

Điều 4. Yêu cầu đối với công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và trách nhiệm phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị.

2. Tách bạch giữa quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Toàn bộ kết cấu hạ tầng đường sắt đều được nhà nước giao cho đối tượng quản lý và đối tượng sử dụng, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Nội dung công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định của pháp luật.

2. Quản lý nguồn tài chính cho quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt.

3. Quản lý việc xây dựng, ban hành, công bố và thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; định mức, đơn giá, giá sản phẩm, chất lượng dịch vụ công ích đường sắt.

4. Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch, quyết định phương thức thực hiện, tổ chức thực hiện quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt.

5. Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án, kinh phí và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt bão, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt.

6. Quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.

7. Lập hồ sơ theo dõi các vị trí hay xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, các vị trí làm giảm khả năng thông qua đoàn tàu; hồ sơ theo dõi số vụ tai nạn đường sắt, xác định nguyên nhân ban đầu từng vụ tai nạn.

8. Cập nhật hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt vào hệ thống cơ sở dữ liệu để theo dõi, quản lý; thành phần và nội dung hồ sơ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

9. Cập nhật dữ liệu kết cấu hạ tầng đường sắt vào hệ thống quản lý, theo dõi và giám sát công tác bảo trì công trình đường sắt quốc gia theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

10. Kiểm tra, thanh tra, giám sát; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt theo quy định.

11. Báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

Điều 6. Hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Mỗi công trình đường sắt đều phải lập hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, bao gồm: hồ sơ quản lý kỹ thuật công trình và hồ sơ quản lý hành lang an toàn giao thông đường sắt để phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Hồ sơ quản lý kỹ thuật công trình được lập cho từng công trình, hạng mục công trình theo từng tuyến đường sắt và theo từng phạm vi quản lý (khu gian, khu đoạn). Hồ sơ quản lý kỹ thuật công trình đường sắt bao gồm: hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 12 của Thông tư 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ Xây Dựng; hồ sơ hoàn thành bảo trì công trình và các tài liệu khác theo quy định của quy trình bảo trì công trình đường sắt và tại phụ lục này. Thành phần hồ sơ chủ yếu cụ thể như sau:

a) Hồ sơ quản lý, vận hành, bảo trì công trình đường sắt:

Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

Nhiệm vụ khảo sát, báo cáo kết quả khảo sát xây dựng công trình;

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư xác nhận (có danh mục bản vẽ kèm theo) và các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công;

Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo);

Các kết quả quan trắc, đo đạc, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu công trình (nếu có) trong quá trình thi công, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu khác có liên quan;

Lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình;

Quy trình vận hành, khai thác công trình; quy trình bảo trì công trình;

Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có);

Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng của chủ đầu tư;

Thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng.

b) Hồ sơ hoàn thành bảo trì công trình đường sắt bao gồm:

Hồ sơ hoàn thành bảo dưỡng công trình: nội dung, thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 53 của Quy trình bảo trì công trình đường sắt đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại quyết định 2320/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2015;

Hồ sơ hoàn thành sửa chữa định kỳ công trình: nội dung, thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 54 của Quy trình bảo trì công trình đường sắt đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại quyết định 2320/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2015;

Hồ sơ hoàn thành sửa chữa đột xuất công trình: nội dung, thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 55 của Quy trình bảo trì công trình đường sắt đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại quyết định 2320/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2015;

Lý lịch kỹ thuật và sổ kiểm tra theo dõi công trình: mỗi công trình đều phải có lý lịch kỹ thuật công trình và sổ kiểm tra theo dõi công trình (Bản lý lịch kỹ thuật ghi rõ những đặc điểm kỹ thuật và trạng thái chủ yếu của công trình, ghi rõ tình hình diễn biến, thay đổi cấu tạo qua các lần sửa chữa, gia cố, các sự cđã xảy ra trong quá trình khai thác, các kết quả kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kết quả kiểm định chất lượng công trình; sổ kiểm tra theo dõi ghi chép các kết quả kiểm tra, theo dõi hư hỏng thường xuyên của từng công trình; Sổ được đóng thành quyển có đóng dấu giáp lai của đơn vị quản lý; mỗi sổ có thể ghi chép cho một công trình hoặc nhiều công trình tùy thuộc điều kiện thực tế của công tác quản lý công trình; hết năm, đơn vị ghi chép phải gửi sổ về đơn vị quản lý để lưu, kiểm tra, đối chiếu);

Hồ sơ quản lý chung: hồ sơ quản lý chung công bao gồm, bình đồ duỗi thẳng tuyến đường sắt; mặt bằng bố trí chung ga đường sắt và trắc dọc rút gọn đường sắt (Bình đồ duỗi thẳng tuyến đường sắt: bình đồ duỗi thẳng có tỷ lệ 1/500. Phạm vi lập bình đồ duỗi thẳng: chiều dài theo phạm vi tuyến; chiều rộng tối thiểu hết phạm vi đất dành cho đường sắt và phạm vi các hạng mục công trình của đường sắt. Bình đồ phải thể hiện đầy đủ các yếu tố bình diện, địa hình, địa vật, các công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn, mốc chỉ giới đường sắt. Bình đồ duỗi thẳng phải được cập nhật thường xuyên mỗi khi có sự thay đổi, biến động về các yếu tố có liên quan. Mu bình đồ duỗi thẳng xem chi tiết tại bản vẽ kèm theo; mặt bằng bố trí chung ga đường sắt: mặt bằng bố trí chung (tỷ lệ 1/500) thể hiện đầy đủ địa hình, địa vật, các công trình phụ trợ có liên quan; phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn, mốc chỉ giới; thể hiện đầy đủ các biểu thống kê ghi, kiến trúc tầng trên, đường cong, chiều dài đường ga; mặt bằng bố trí chung phải được cập nhật thường xuyên mỗi khi có sự thay đổi, biến động về các yếu tố có liên quan; mẫu mặt bằng bố trí chung xem chi tiết tại bản vẽ kèm theo);

Trắc dọc rút gọn đường sắt: trắc dọc rút gọn tuyến đường sắt (tỷ lệ cao; dài: 1/200 và 1/1000) thể hiện đầy đủ các yếu tố về bình diện, độ dốc, kiến trúc tầng trên và các công trình phù trợ liên quan; trắc dọc rút gọn tuyến đường sắt phải được cập nhật thường xuyên mỗi khi có sự thay đổi, biến động về các yếu tố có liên quan. Mu Trắc dọc rút gọn tuyến đường sắt xem chi tiết tại bản vẽ kèm theo.

3. Hồ sơ quản lý hành lang an toàn giao thông đường sắt phải được lập cho từng tuyến đường sắt và theo địa giới hành chính quản lý cấp xã, huyện, tỉnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện để phục vụ quản lý; hồ sơ quản lý hành lang an toàn giao thông đường sắt bao gồm:

a) Bình đồ duỗi thẳng công trình và hành lang an toàn giao thông, trên đó thể hiện đầy đủ các yếu tố chủ yếu, đặc biệt là vị trí, quy mô các công trình lấn chiếm, các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông.

b) Hồ sơ liên quan đến lối đi dân sinh phải lập riêng để phục vụ cho công tác quản lý, theo dõi nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, đường bộ.

c) Hồ sơ quản lý đường gom nằm trong hành lang an toàn giao thông đường sắt bao gồm hồ sơ hoàn công, hồ sơ thiết kế, giấy phép thi công và các văn bản liên quan khác.

d) Hồ sơ quản lý hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với đường bộ bao gồm hồ sơ hoàn công, hồ sơ thiết kế và các văn bản liên quan khác.

đ) Hồ sơ cọc mốc, hàng rào, chỉ giới đất dành cho đường sắt theo đúng quy định hiện hành; các biên bản bàn giao cọc mốc, chỉ giới đất, mốc lộ giới dành cho hành lang an toàn giao thông đường sắt (nếu có);

e) Các biên bản cam kết có xác nhận của địa phương về việc không lấn chiếm, tái lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình đường sắt của các hộ dân nằm dọc hành lang an toàn giao thông đường sắt (nếu có);

Điều 7. Yêu cầu đối với công tác bảo trì công trình đường sắt

1. Bảo trì công trình đường sắt phải thực hiện theo kế hoạch bảo trì hàng năm và quy trình bảo trì công trình đường sắt được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện bảo trì theo quy định của Thông tư này.

2. Việc bảo trì công trình đường sắt phải bảo đảm an toàn cho người, tài sản, công trình; bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt; phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.

3. Việc bảo trì công trình đường sắt phải được thực hiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình bảo trì công trình tương ứng đối với loại công trình đó được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Đối với các công việc xây dựng chưa có trong hệ thống định mức, dự toán xây dựng được công bố hoặc đã có trong hệ thống định mức, dự toán xây dựng được công bố nhưng chưa phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công cụ thể của công trình được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng.

Điều 8. Nội dung công tác bảo trì công trình đường sắt

Nội dung bảo trì công trình đường sắt bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa, cải tạo công trình đường sắt nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình theo yêu cầu của quy trình bảo trì công trình đường sắt được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Điều 9. Hồ sơ bảo trì công trình đường sắt

Hồ sơ bảo trì công trình đường sắt bao gồm:

1. Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì công trình đường sắt: quy trình bảo trì công trình đường sắt; bản vẽ hoàn công công trình (nếu có); lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình đường sắt; hồ sơ điều tra trạng thái cơ bản của công trình đường sắt; hồ sơ bảo dưỡng công trình đường sắt; hồ sơ sửa chữa công trình đường sắt.

2. Kế hoạch bảo trì công trình đường sắt quốc gia hàng năm được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt;

3. Kết quả kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất công trình đường sắt (nếu có);

4. Kết quả bảo dưỡng, sửa chữa công trình đường sắt hàng năm;

5. Kết quả quan trắc, kết quả kiểm định chất lượng công trình (nếu có);

7. Kết quả đánh giá an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng (nếu có);

8. Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến bảo trì công trình đường sắt.

Điều 10. Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng

1. Công trình đường sắt có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng phải được tổ chức đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng theo định kỳ hoặc đột xuất do doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt đề nghị Cục Đường sắt Việt Nam.

2. Nội dung đánh giá, trình tự thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

3. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức thực hiện đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng gửi kết quả đánh giá, đề xuất biện pháp xử lý về Cục Đường sắt Việt Nam để theo dõi, kiểm tra.

4. Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, đề xuất Bộ Giao thông vận tải quyết định biện pháp xử lý.

Điều 11. Xử lý đối với công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng

1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt khi được nhà nước giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng có trách nhiệm:

a) Thường xuyên theo dõi, tuần, gác, kiểm tra, quan trắc để kịp thời phát hiện công trình, bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình hư hỏng, xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng;

b) Khi phát hiện công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng phải có trách nhiệm báo cáo ngay về Cục Đường st Việt Nam; đng thời thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Khi phát hiện hoặc nhận được báo cáo về công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, đxuất biện pháp xử lý đBộ Giao thông vận tải quyết định.

3. Trường hợp công trình đường sắt xảy ra sự cố trong quá trình khai thác, sử dụng, việc giải quyết sự cố thực hiện theo quy định tại Chương VI Nghị định 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều 12. Xử lý đối với công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp

1. Căn cứ hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt báo cáo Cục Đường sắt Việt Nam về thời gian sử dụng công trình đang quản lý khai thác, sử dụng.

2. Công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng là công trình đã có thời gian khai thác, sử dụng lớn hơn thời hạn sử dụng theo hồ sơ thiết kế của công trình. Trường hợp hồ sơ thiết kế của công trình bị mất hoặc không quy định thời hạn sử dụng, thời hạn sử dụng của công trình được xác định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan hoặc theo kết quả kiểm định chất lượng công trình.

3. Tối thiểu một năm trước khi công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn, thuê quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư phải thực hiện các công việc sau:

a) Tổ chức kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình;

b) Sửa chữa hư hỏng công trình (nếu có) để đảm bảo công năng và an toàn sử dụng; xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng công trình trừ các công trình quy định tại Phụ lục II Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

c) Báo cáo Cục Đường sắt Việt Nam kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, kết quả sửa chữa công trình (nếu có). Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, đề xuất Bộ Giao thông vận tải quyết định.

Điều 13. Quan trắc công trình, bộ phận công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng

1. Quan trắc công trình, bộ phận công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng bắt buộc phải được thực hiện đối với:

a) Các công trình đường sắt theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

b) Các công trình yêu cầu tại quy trình bảo trì công trình đường sắt;

c) Công trình đường sắt có dấu hiệu lún, nghiêng, nứt và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình;

d) Các công trình đường sắt khác khi xy ra sự cố có thể xảy ra thảm họa theo đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.

2. Các bộ phận công trình đường sắt cần được quan trắc là hệ kết cấu chịu lực chính của công trình mà khi bị hư hỏng có thể dẫn đến sập đổ công trình.

3. Nội dung quan trắc công trình đường sắt bao gồm: vị trí quan trắc, thông số quan trắc và giá trị giới hạn của các thông số này (biến dạng, chuyển vị, nghiêng, lún, nứt, võng), thời gian quan trắc, số lượng chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác. Phương án quan trắc phải quy định về phương pháp đo, các thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các dấu mốc; tổ chức thực hiện quan trắc; phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác.

4. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm:

a) Kiểm tra, yêu cầu quan trắc công trình, bộ phận công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng để đưa vào kế hoạch bảo trì công trình đường sắt hàng năm;

b) Căn cứ kế hoạch bảo trì được duyệt tổ chức lập đề cương, dự toán quan trắc trình Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định, phê duyệt;

c) Tổ chức thực hiện quan trắc công trình, bộ phận công trình đường sắt và lập báo cáo kết quả quan trắc, trong đó các số liệu quan trắc phải được đánh giá so sánh với giá trị giới hạn cho phép đã nêu trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan; đánh giá an toàn công trình theo các quy định hiện hành;

d) Báo cáo kết quả kết quả quan trắc, đề xuất, kiến nghị Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra để báo cáo Bộ Giao thông vận tải có biện pháp xử lý kịp thời đối với trường hợp số liệu quan trắc vượt quá giá trị giới hạn cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường.

5. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn, thuê quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư tổ chức lập đề cương, trình Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định, phê duyệt; tự phê duyệt dự toán, tổ chức thực hiện và lập báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.

6. Việc thực hiện quan trắc công trình, bộ phận công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Điều 14. Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác bảo trì công trình đường sắt

1. Đối với công tác bảo dưỡng công trình đường sắt:

a) Áp dụng theo các tiêu chuẩn; tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành;

b) Đối với các hạng mục công trình chưa có định mức kinh tế-kỹ thuật, áp dụng các định mức tương ứng của các ngành hoặc của địa phương đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.

2. Đối với công tác sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất công trình đường sắt: áp dụng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình và các quy định của pháp luật có liên quan

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT

Điều 15. Lập, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường st

1. Lập kế hoạch bảo trì công trình đường sắt quốc gia:

a) Căn cứ vào tình trạng kỹ thuật của công trình đường sắt, nhu cầu vận tải trên từng tuyến đường sắt đang khai thác, quy trình bảo trì, định mức kinh tế - kỹ thuật, các quy định hiện hành của nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt rà soát, tổng hợp khối lượng và lập kế hoạch bảo trì công trình đường sắt hàng năm hoặc theo kỳ kế hoạch thuộc phạm vi được giao theo phương án tính đủ trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật và phương án tối thiểu đảm bảo an toàn công trình trong quá trình khai thác, bao gồm các nhiệm vụ bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ, kiểm định, quan trắc, sửa chữa đột xuất và các công tác khác (nếu có) theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này. Bảng tng hợp khối lượng gửi Cục Đường sắt Việt Nam trước ngày 15 tháng 5 hàng năm để phục vụ công tác thẩm tra kế hoạch bảo trì công trình;

b) Kế hoạch bảo, trì công trình đường sắt được lập thành 02 bộ, kèm theo bảng tng hợp trạng thái kỹ thuật của công trình đường sắt (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này), gửi 01 bộ về Bộ Giao thông vận tải, 01 bộ về Cục Đường sắt Việt Nam trước ngày 15 tháng 6 hàng năm; đồng thời, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt lập dự toán thu, chi ngân sách nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, gửi Bộ Giao thông vận tải;

c) Nội dung kế hoạch bảo trì công trình đường sắt hàng năm bao gồm: kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên, kế hoạch sửa chữa định kỳ theo từng tuyến (đoạn tuyến) và các công tác khác (nếu có). Kế hoạch bảo trì công trình đường sắt phải nêu được đầy đủ các thông tin sau: tên công trình, hạng mục công trình; đơn vị, khối lượng, dự kiến kinh phí thực hiện; thời gian thực hiện; phương thức thực hiện và mức độ ưu tiên.

2. Phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình đường sắt quốc gia:

a) Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm thẩm tra và lập báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải;

b) Trên cơ sở kế hoạch bảo trì công trình đường sắt do doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường st trình, báo cáo thẩm tra của Cục Đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải rà soát, tổng hợp kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình đường sắt vào dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Giao thông vận tải, gửi Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 7 hàng năm;

c) Sau khi có thông báo của Bộ Tài chính về dự toán thu, chi ngân sách hàng năm, Bộ Giao thông vận tải phân bổ cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt rà soát, điều chỉnh kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình đường sắt phù hợp với nguồn kinh phí được phân bổ; lập hồ sơ và gửi đến các đơn vị liên quan để thẩm tra, thẩm định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Đối với sửa chữa định kỳ công trình, thiết bị đường sắt, chỉ đưa vào kế hoạch thực hiện xây dựng sau khi có quyết định phê duyệt đầu tư của cơ quan có thm quyền theo quy định, trừ trường hợp được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho phép, thực hiện;

d) Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt kế hoạch, dự toán kinh phí bảo trì công trình đường sắt sau khi nhận đầy đủ hồ sơ kế hoạch bảo trì công trình đường sắt, báo cáo thẩm tra và ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có).

3. Điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường sắt quốc gia:

a) Kế hoạch bảo trì công trình đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư được điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện để phù hợp với tình trạng kỹ thuật thực tế của công trình đường sắt;

b) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt lập 01 bộ hồ sơ về điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường sắt, gửi Bộ Giao thông vận tải trước ngày 01 tháng 11 hàng năm để xem xét, quyết định.

c) Bộ Giao thông vận tải quyết định việc điều chỉnh kế hoạch bảo trì trước ngày 10 tháng 11 hàng năm.

4. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn, thuê quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư tự lập, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường sắt đã nhận chuyển nhượng.

Điều 16. Thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt

1. Đối với đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư, căn cứ kế hoạch bảo trì công trình đường sắt hàng năm được phê duyệt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức trin khai thực hiện theo quy định.

2. Đối với công tác bảo trì công trình, thiết bị đường sắt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được thực hiện như sau:

a) Đối với công tác bảo dưỡng thường xuyên, căn cứ kế hoạch bảo trì được phê duyệt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt lập phương án giá sản phẩm, dịch vụ công ích, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt làm căn cứ để triển khai thực hiện;

b) Đối với sửa chữa công trình, thiết bị có chi phí dưới 500 triệu đồng, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức lập và phê duyệt hồ sơ sửa chữa định kỳ công trình trước khi triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Hồ sơ sửa chữa định kỳ công trình gồm phương án kỹ thuật và dự toán chi phí sửa chữa định kỳ công trình. Quyết định phê duyệt hồ sơ sửa chữa định kỳ công trình phải gửi về Bộ Giao thông vận tải và Cục Đường sắt Việt Nam để theo dõi, giám sát.

c) Đối với sửa chữa công trình, thiết bị đường sắt có chi phí từ 500 triệu đồng trở lên, doanh nghiệp quản lý, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng, trình Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình;

d) Đối với sửa chữa đột xuất không có trong kế hoạch bảo trì được phê duyệt, được thực hiện như sau:

Đối với sửa chữa đột xuất công trình, bộ phận công trình bị hư hỏng do mưa bão, lũ lụt, động đất, thiên tai, thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải về phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão, ứng phó sự cố thiên tai và cứu nạn trong hoạt động đường sắt;

Đối với sửa chữa đột xuất công trình, bộ phận công trình bị hư hỏng do các nguyên nhân khác, Bộ Giao thông vận tải ủy quyền cho Cục Đường sắt Việt Nam phê duyệt; báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện.

3. Căn cứ quyết định phê duyệt các hạng mục công trình theo quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức triển khai thực hiện bảo trì công trình theo quy định của pháp luật.

4. Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư theo quy định.

5. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn, thuê quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư tự tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt đã nhận chuyển nhượng.

Điều 17. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và đánh giá sự an toàn công trình đường sắt

1. Đơn vị bảo trì công trình đường sắt thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa công trình đường sắt theo hợp đồng bảo trì và quy trình bảo trì công trình được duyệt.

2. Việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa công trình đường sắt; đánh giá an toàn công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng bao gồm an toàn chịu lực và an toàn vận hành được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và quy định tại Thông tư này.

3. Các trường hợp kiểm định chất lượng công trình đường sắt thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Việc lập và trình duyệt đề cương, dự toán kiểm định công trình đường sắt thực hiện theo quy định sau:

a) Đối với đường sắt quốc gia, căn cứ kế hoạch bảo trì được duyệt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức lập đề cương, dự toán, trình Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định, phê duyệt;

b) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn, thuê quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư tổ chức lập đề cương, trình Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định, phê duyệt; tự phê duyệt dự toán và tổ chức thực hiện.

Điều 18. Quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình đường sắt

1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn, thuê quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư, đơn vị bảo trì công trình đường sắt và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bảo trì công trình đường sắt chịu trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng công trình đường sắt theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và quy định của Thông tư này.

2. Các đơn vị tham gia hoạt động bảo trì công trình phải lập hệ thống quản lý chất lượng bảo trì công trình đường sắt để đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu của công tác bảo trì công trình đường sắt quốc gia. Hệ thống quản lý chất lượng bảo dưỡng công trình đường sắt phải có sơ đồ tổ chức rõ ràng, cụ thể, chi tiết, trong đó quy định rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân, cơ quan, bộ phận trong hoạt động bảo trì công trình đường sắt.

3. Thực hiện thí nghiệm kiểm tra hoặc yêu cầu nhà cung cấp xuất trình đầy đủ chứng chỉ thí nghiệm kiểm tra, quyết định cho phép sử dụng các loại vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị, phụ kiện, phối kiện liên kết trong công tác bảo trì công trình đường sắt.

4. Lập và ghi đầy đủ nhật ký bảo trì công trình theo quy định. Tổ chức nghiệm thu nội bộ trước khi lập phiếu yêu cầu nghiệm thu để khẳng định sự phù hợp về chất lượng bảo trì công trình đường sắt do mình thực hiện đã đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu của công tác bảo trì công trình. Hoạt động nghiệm thu nội bộ phải được lập thành văn bản và là một phần của hồ sơ bảo trì công trình đường sắt.

5. Thời hạn bảo hành đối với công tác sửa chữa công trình đường sắt theo quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Điều 19. Chế độ báo cáo thực hiện công tác bảo trì công trình đường sắt

1. Chế độ báo cáo: doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn, thuê quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất kết quả thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư gửi về Bộ Giao thông vận tải và Cục Đường sắt Việt Nam, định kỳ 06 tháng trước ngày 15 tháng 7 hàng năm và trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo.

2. Nội dung báo cáo phải nêu đầy đủ các thông tin sau: tên công trình, hạng mục công trình thực hiện; khối lượng và kinh phí thực hiện; thời gian hoàn thành; những điều chỉnh, phát sinh so với kế hoạch được duyệt; đánh giá kết quả thực hiện (theo kế hoạch được duyệt); đề xuất và kiến nghị trong quá trình thực hiện công tác bảo trì công trình đường sắt (theo Biểu mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này).

Điều 20: Trách nhiệm quản lý kết cấu hạ tầng, bảo trì công trình đường sắt

1. Cơ quan qun lý nhà nước:

a) Tổ chức quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, bảo trì công trình đưng sắt quốc gia theo quy định;

b) Quản lý, sử dụng nguồn tài chính được bố trí cho công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, bảo trì công trình đường sắt quốc gia;

c) Kiểm tra, thanh tra, giám sát; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong thực hiện công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt;

d) Thực hiện các nội dung quy định khác thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến quản lý, bảo trì công trình đường sắt theo quy định của pháp luật.

2. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt:

a) Thực hiện bảo trì công trình đường sắt theo quy định của pháp luật khi được giao, cho thuê, chuyển nhượng;

b) Sử dụng, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định;

c) Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt để đảm bảo giao thông vận tải đường sắt được thông suốt, an toàn;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố hoặc xuống cấp của công trình do không thực hiện bảo trì công trình theo quy định;

đ) Thực hiện các nội dung quy định khác thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp liên quan đến quản lý kết cấu hạ tầng, bảo trì công trình đường sắt theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn, thuê quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư chịu trách nhiệm quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt theo hợp đồng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố hay xuống cấp của công trình do không thực hiện bảo trì công trình theo quy định.

Chương IV

CHI PHÍ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT

Điều 21. Nguồn kinh phí bảo trì công trình đường sắt

1. Kinh phí bảo trì công trình đường sắt do nhà nước đầu tư được hình thành từ các nguồn sau:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn, thuê quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư chịu trách nhiệm bố trí kinh phí bảo trì công trình đường sắt đã nhận chuyển nhượng theo hợp đồng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

3. Việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì công trình đường sắt thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 22. Chi phí bảo trì công trình đường sắt

1. Nội dung các khoản mục chi phí liên quan đến thực hiện bảo trì công trình đường sắt bao gồm:

a) Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình và định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ công tác bảo trì công trình đường sắt;

b) Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm, gồm: chi phí lập kế hoạch bảo trì công trình (gồm lập kế hoạch, lập dự toán bảo trì công trình đường sắt, thẩm định, tham tra và các chi phí khác có liên quan);

c) Chi phí kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất công trình đường sắt;

d) Chi phí bảo dưỡng thường xuyên công trình đường sắt;

đ) Chi phí sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất công trình đường sắt;

e) Chi phí kiểm định, đánh giá chất lượng công trình đường sắt;

f) Chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình đường sắt; chi phí xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu kết cấu hạ tầng phục vụ công tác bảo trì công trình đường sắt;

g) Chi phí quan trắc công trình đường sắt; chi phí đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác sử dụng;

h) Các chi phí cần thiết khác có liên quan.

2. Việc xác định chi phí thực hiện quản lý, bảo trì công trình đường sắt được thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật có liên quan.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 và thay thế Thông tư số 81/2015/TT-BGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo trì công trình đường sắt.

Điều 24. Quy định chuyển tiếp

Đối với việc lập, phê duyệt, thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt quốc gia được thực hiện như sau:

1. Các nội dung công việc đã triển khai trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 81/2015/TT-BGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

2. Các nội dung công việc triển khai sau ngày 01 tháng 7 năm 2018 thực hiện theo quy định của Thông tư này.

Điều 25. Tổ chức thực hiện

1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Giao thông vận tải đxem xét, giải quyết./.

Thuộc tính văn bản: Thông tư 16/2018/TT-BGTVT

Số hiệu16/2018/TT-BGTVT
Loại văn bảnThông tư
Lĩnh vực, ngànhGiao thông - Vận tải
Nơi ban hành
Bộ Giao thông vận tải
Người kýNguyễn Ngọc Đông
Ngày ban hành04/04/2018
Ngày hiệu lực01/07/2018
Đánh giá bài viết
1 124
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo