Thông tư 10/2015/TT-NHNN về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn

Thông tư 10/2015/TT-NHNN - Chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn

Thông tư 10/2015/TT-NHNN về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Thông tư 25/2015/TT-BNNPTNT về danh mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam

Thông tư 27/2015/TT-NHNN hướng dẫn cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi

Thông tư 21/2015/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng về phát triển thủy sản

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 10/2015/TT-NHNNHà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2015

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 55/2015/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 6 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho vay; việc cơ cấu lại thời hạn nợ, cho vay mới; hồ sơ, trình tự thủ tục khoanh nợ, xóa nợ; tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm của khoản cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 55/2015/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tín dụng phi ngân hàng (trừ công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính bao thanh toán), tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng).

2. Tổ chức, cá nhân được vay vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP (sau đây gọi chung là khách hàng).

Điều 3. Chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) thực hiện hỗ trợ nguồn vốn đối với các tổ chức tín dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ theo quy định hiện hành, bao gồm:

1. Tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

2. Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

3. Các chính sách hỗ trợ khác.

Điều 4. Cơ cấu lại thời hạn nợ và cho vay mới

1. Khách hàng quy định tại khoản 1 Điều 12, khoản 3 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP khó khăn trong việc trả nợ do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng được tổ chức tín dụng chủ động xem xét:

a) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ để phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Việc giữ nguyên nhóm nợ khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ chỉ được thực hiện 01 (một) lần đối với một khoản nợ kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành;

b) Cho vay mới để phục hồi sản xuất kinh doanh đối với khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi.

2. Căn cứ quy định hiện hành và khả năng tài chính của mình, tổ chức tín dụng xem xét thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác (bao gồm cả miễn, giảm lãi vay, lãi quá hạn; ưu tiên thu nợ gốc trước thu nợ lãi sau) nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Điều 5. Hồ sơ, trình tự thủ tục khoanh nợ, xóa nợ

1. Hồ sơ đề nghị khoanh nợ đối với trường hợp khách hàng bị thiệt hại về tài sản do thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên phạm vi rộng, cần xử lý khoanh nợ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP bao gồm:

a) Giấy đề nghị khoanh nợ do khách hàng vay vốn lập;

b) Văn bản thông báo tình trạng thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);

c) Phương án phục hồi sản xuất kinh doanh khả thi trong thời gian khoanh nợ, phương án trả nợ sau thời gian khoanh nợ do khách hàng lập và được tổ chức tín dụng cho vay thẩm định, chấp thuận;

d) Biên bản xác định thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên phạm vi rộng đối với đối tượng vay vốn, ghi rõ mức độ bị thiệt hại về tài sản trên tổng số vốn thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh đề nghị vay vốn và số vốn vay bị thiệt hại, có xác nhận của tổ chức tín dụng cho vay và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, cụ thể:

(i) Khách hàng là doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã: xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

(ii) Khách hàng là hộ kinh doanh, hợp tác xã, chủ trang trại: xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

(iii) Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác: xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

đ) Bản sao hợp đồng tín dụng, khế ước vay vốn hoặc các giấy tờ nhận nợ khác có rút số dư nợ (gốc, lãi, tổng số) đến ngày đề nghị khoanh nợ có xác nhận của tổ chức tín dụng cho vay;

e) Các giấy tờ liên quan khác (nếu có).

2. Hồ sơ đề nghị khoanh nợ đối với trường hợp khách hàng là tổ chức đầu mối thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị và doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bị thiệt hại về tài sản do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, cần xử lý khoanh nợ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP bao gồm:

a) Giấy đề nghị khoanh nợ do khách hàng vay vốn lập;

b) Phương án phục hồi sản xuất kinh doanh khả thi trong thời gian khoanh nợ, phương án trả nợ sau thời gian khoanh nợ do khách hàng lập và được tổ chức tín dụng cho vay thẩm định, chấp thuận;

c) Biên bản xác định thiệt hại do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng đối với đối tượng vay vốn, ghi rõ mức độ bị thiệt hại về tài sản trên tổng số vốn thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh đề nghị vay vốn và số vốn vay bị thiệt hại, có xác nhận của tổ chức tín dụng cho vay và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với hợp tác xã) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã);

d) Bản sao hợp đồng tín dụng, khế ước vay vốn hoặc các giấy tờ nhận nợ khác có rút số dư nợ (gốc, lãi, tổng số) đến ngày đề nghị khoanh nợ có xác nhận của tổ chức tín dụng cho vay;

Đánh giá bài viết
1 985
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo