Thông tư 04/2017/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 47/2015/TT-BGTVT về quy định phạm vi, trách nhiệm trên phương tiện thủy nội địa

Phạm vi, trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện trên phương tiện thủy nội địa

Ngày 20/01/2017 Bộ GTVT Ban hành Thông tư số 04/2017/TT-BGTVT về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 47/2017/TT-BGTVT ngày 14/09/2015 của Bộ Trưởng Bộ GTVT. Theo đó, thông tư quy định một số nội dung về trách nhiệm của chủ phương tiện, quy định đối với nhật ký phương tiện,...

Thông tư 15/2016/TT-BGTVT Quy định về quản lý đường thủy nội địa

Nghị định 132/2015/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Thông tư 46/2016/TT-BGTVT quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa

THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 47/2015/TT-BGTVT NGÀY 14 THÁNG 9 NĂM 2015 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH PHẠM VI, TRÁCH NHIỆM CỦA THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN VÀ ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU TRÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Giao thông đường thuỷ nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thuỷ nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 47/2015/TT-BGTVT ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định phạm vi, trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là Thông tư số 47/2015/TT-BGTVT).

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 47/2015/TT-BGTVT

1. Sửa đổi Điều 3 như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Ca làm việc là thời gian thuyền viên thực hiện nhiệm vụ theo chức danh được phân công trên phương tiện thủy nội địa nhưng không vượt quá 08 giờ làm việc trong 01 ngày.

2. Chuyến hành trình là thời gian phương tiện hoạt động bắt đầu từ cảng, bến xuất phát đầu tiên đến cảng, bến đích cuối cùng.

3. Thuyền viên là người làm việc theo chức danh quy định trên phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người.

4. Chức danh thuyền viên trên phương tiện bao gồm thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thuỷ thủ, thợ máy.

5. Nhân viên phục vụ là người làm việc trên phương tiện nhưng không phải là thuyền viên, người lái phương tiện."

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

"Điều 5. Trách nhiệm của chủ phương tiện

1. Lập sổ danh bạ thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, trang bị sổ nhật ký phương tiện đối với phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 300 tấn trở lên hoặc phương tiện chở khách có sức chở từ 50 khách trở lên.

2. Bố trí đủ số lượng và đúng tiêu chuẩn chức danh thuyền viên làm việc trên phương tiện, phù hợp với số ca làm việc trong ngày.

3. Ngoài những chức danh thuyền viên đã được quy định trong định biên an toàn tối thiểu tại Điều 19 của Thông tư này, trong trường hợp cần thiết, chủ phương tiện được bố trí thêm thuyền viên hoặc các chức danh khác như: y tá, điện báo viên, thợ lặn, thợ cuốc, thợ hút, thợ kích kéo, nhân viên phục vụ nhằm đảm bảo yêu cầu công việc.

4. Quy định phạm vi trách nhiệm của các chức danh khác làm việc trên phương tiện chưa có trong định biên an toàn tối thiểu quy định tại Thông tư này.

5. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động cho thuyền viên và các chức danh khác làm việc trên phương tiện."

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

"Điều 6. Nhật ký phương tiện

Nhật ký phương tiện trước khi sử dụng, phải được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đóng dấu treo tại trang bìa. Nhật ký phương tiện bao gồm: nhật ký hành trình và nhật ký máy.

1. Nhật ký hành trình

a) Nhật ký hành trình luôn được lưu giữ tại buồng điều khiển.

b) Thuyền trưởng, thuyền phó có trách nhiệm ghi chép nhật ký hành trình hàng ngày.

c) Nhật ký hành trình ghi chép, cập nhật, phản ánh liên tục những số liệu, dữ liệu, hành trình trong quá trình khai thác và việc bảo dưỡng phương tiện; khi thay ca, việc bàn giao giữa hai ca phải được ghi trong sổ nhật ký hành trình.

d) Thuyền trưởng có trách nhiệm theo dõi việc ghi chép và quản lý nhật ký trong thời gian sử dụng. Nhật ký phải được lưu trữ ít nhất 02 năm sau khi sử dụng xong, sau đó phải được giao nộp cho chủ phương tiện lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

đ) Nhật ký hành trình khi bị mất, hư hỏng phải được báo ngay cho Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện các Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực, Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi gần nhất.

2. Nhật ký máy

a) Nhật ký máy luôn được lưu giữ tại buồng máy.

b) Máy trưởng, máy phó có trách nhiệm ghi chép nhật ký máy hàng ngày.

c) Nhật ký máy ghi chép, cập nhật, phản ánh liên tục tất cả những số liệu, dữ liệu trong quá trình khai thác cũng như việc bảo dưỡng máy phương tiện; khi thay ca, việc bàn giao giữa hai ca phải được ghi trong sổ nhật ký máy.

d) Máy trưởng có trách nhiệm theo dõi việc ghi chép và quản lý nhật ký trong thời gian sử dụng. Nhật ký phải được lưu trữ ít nhất 02 năm sau khi sử dụng xong, sau đó phải được giao nộp cho chủ phương tiện lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

đ) Nhật ký máy khi bị mất, hư hỏng phải được báo ngay cho Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện các Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực, Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi gần nhất."

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:

"Điều 18. Phân nhóm phương tiện để định biên

1. Nhóm I

a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 100 người.

b) Phà có trọng tải toàn phần trên 150 tấn.

c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 1000 tấn.

d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1000 tấn.

đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này có tổng công suất máy chính trên 400 sức ngựa.

2. Nhóm II

a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 50 người đến 100 người.

b) Phà có trọng tải toàn phần trên 50 tấn đến 150 tấn.

c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 150 tấn đến 1000 tấn.

d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 400 tấn đến 1000 tấn.

đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này có tổng công suất máy chính trên 150 sức ngựa đến 400 sức ngựa.

3. Nhóm III

a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 12 người đến 50 người.

b) Phà có trọng tải toàn phần đến 50 tấn.

c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 150 tấn.

d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 400 tấn.

đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản 3 Điều này có tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 150 sức ngựa."

Đánh giá bài viết
1 448
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo