Thông tư 03/2016/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

Thông tư 03/2016/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

Thông tư 03/2016/TT-BTNMT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 10/03/2016 và có hiệu lực từ ngày 01/05/2016. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: QCVN61-MT: 2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt.

Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế

Nghị định 12/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Thông tư 05/2016/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với hàng hóa môi trường

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 03/2016/TT-BTNMT
Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2016

THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: QCVN61-MT: 2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2016.

Điều 3. Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:BỘ TRƯỞNG
  • Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
  • Văn phòng Quốc hội;
  • Văn phòng Chủ tịch nước;
  • Văn phòng Chính phủ;
  • Tòa án nhân dân tối cao;
  • Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
  • Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
  • Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
  • HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
  • Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
  • Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
  • Công báo; Cổng TTĐT của Chính phủ;
  • Các đơn vị thuộc Bộ TN&MT,
  • Cổng TTĐT của Bộ TN&MT;
  • Lưu: VT, TCMT, KHCN, PC, NA (230)
Nguyễn Minh Quang


QCVN 61-MT:2016/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ LÒ ĐỐT CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

National Technical Regulation on Domestic Solid Waste Incinerator

Lời nói đầu

QCVN 61-MT:2016/BTNMT do Tổ soạn thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với lò đốt chất thải rắn sinh hoạt biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được ban hành theo Thông tư số 03/2016/TT-BTNMT ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ LÒ ĐỐT CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

National Technical Regulation on Domestic Solid Waste Incinerator

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với lò đốt chất thải rắn sinh hoạt và giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt chất thải rắn sinh hoạt.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh (phân phối), sử dụng lò đốt chất thải rắn sinh hoạt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các tổ chức, cá nhân liên quan.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt, sau đây viết tắt là CTRSH) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.

1.3.2. Lò đốt CTRSH là hệ thống thiết bị xử lý CTRSH bằng phương pháp đốt kèm theo hệ thống xử lý khí thải.

1.3.3. Vùng đốt (hoặc buồng đốt) là các khu vực sử dụng nhiệt để đốt CTRSH, gồm có:

a) Vùng đốt sơ cấp là vùng đốt chuyển hóa CTRSH thành thể khí và thể rắn (tro xỉ, bụi);

b) Vùng đốt thứ cấp là vùng đốt các thành phần của dòng khí thoát ra từ vùng đốt sơ cấp.

1.3.4. Thời gian lưu cháy là thời gian dòng khí lưu chuyển từ điểm vào đến điểm ra của vùng đốt thứ cấp ở điều kiện nhiệt độ quy định tại Bảng 1 của Quy chuẩn này.

1.3.5. Khí thải là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ lò đốt CTRSH.

1.3.6. Tro xỉ là chất rắn còn lại sau khi đốt CTRSH trong lò đốt CTRSH.

1.3.7. Công suất lò đốt CTRSH là khả năng xử lý của lò đốt CTRSH, được tính bằng khối lượng tối đa CTRSH mà lò đốt CTRSH đốt được trong một giờ (kg/h).

1.3.8. Mét khối khí thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 25 oC và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với lò đốt chất thải rắn sinh hoạt

2.1.1. Lò đốt CTRSH phải có quy trình hoạt động theo nguyên lý đốt nhiều cấp, bảo đảm có vùng đốt sơ cấp và thứ cấp. Thể tích các vùng đốt, công suất và thời gian lưu cháy của lò đốt CTRSH được xác định theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Quy chuẩn này.

2.1.2. Có biện pháp hạn chế khí thải thoát ra ngoài môi trường qua cửa nạp CTRSH.

2.1.3. Ống khói của lò đốt CTRSH phải bảo đảm như sau:

a) Chiều cao ống khói được tính toán bảo đảm yêu cầu về chất lượng môi trường không khí xung quanh khi phát tán vào môi trường, nhưng không được thấp hơn 20 (hai mươi) m tính từ mặt đất. Trường hợp trong phạm vi 40 (bốn mươi) m tính từ chân ống khói có vật cản cố định ảnh hưởng đến quá trình phát tán khí thải thì ống khói phải cao hơn tối thiểu 03 (ba) m so với điểm cao nhất của vật cản;

b) Ống khói phải có điểm (cửa) lấy mẫu khí thải với đường kính hoặc độ rộng mỗi chiều từ 90 (chín mươi) mm đến 110 (một trăm mười) mm, có nắp đậy để điều chỉnh độ mở rộng, kèm theo sàn thao tác bảo đảm an toàn, thuận lợi khi tiếp cận và lấy mẫu. Điểm lấy mẫu phải nằm trong khoảng giữa hai vị trí sau:

- Cận dưới: Phía trên điểm cao nhất của mối nối giữa ống dẫn từ hệ thống xử lý khí thải với ống khói một khoảng cách ít nhất 08 (tám) lần đường kính trong lớn nhất của ống khói;

- Cận trên: Phía dưới miệng ống khói một khoảng cách ít nhất 02 (hai) lần đường kính trong lớn nhất của ống khói tính từ miệng ống khói.

2.1.4. Trong quá trình hoạt động bình thường, các thông số kỹ thuật cơ bản của lò đốt CTRSH phải đáp ứng các quy định tại Bảng 1 của Quy chuẩn này.

Bảng 1. Các thông số kỹ thuật cơ bản của lò đốt chất thải rắn sinh hoạt

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với lò đốt chất thải rắn sinh hoạt

2.1.5. Không được trộn không khí bên ngoài vào để pha loãng khí thải kể từ điểm ra của vùng đốt thứ cấp đến vị trí có độ cao 02 (hai) m phía trên điểm lấy mẫu khí thải.

2.1.6. Lò đốt phải có hệ thống xử lý khí thải với quy trình hoạt động bao gồm các công đoạn chính sau:

a) Giải nhiệt (hạ nhanh nhiệt độ);

b) Xử lý bụi;

c) Xử lý các thành phần độc hại trong khí thải.

Các công đoạn nêu trên được thực hiện riêng trong từng thiết bị hoặc kết hợp đồng thời chung thiết bị.

2.1.7. Trường hợp lò đốt CTRSH có khoảng cách từ cửa nạp chất thải đến điểm xa nhất của vùng đốt sơ cấp lớn hơn 02 (hai) m thì phải lắp đặt thiết bị cơ khí hóa cho việc nạp, đảo trộn CTRSH trong vùng đốt sơ cấp (trừ trường hợp công nghệ đặc thù không yêu cầu đảo trộn như khí hóa) và hệ thống cơ khí hóa để lấy tro xỉ.

Đánh giá bài viết
1 1.223
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo