Thay đổi nhiều quy định về tốc độ, khoảng cách phương tiện khi tham gia giao thông

Thay đổi nhiều quy định về tốc độ, khoảng cách phương tiện khi tham gia giao thông

Bộ GTVT vừa công bố Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định tốc độ, khoảng cách của phương tiện trên đường bộ. Theo thông tư này, tốc độ phương tiện được nâng lên trung bình 10 km/h, tùy theo phương tiện và quy mô tuyến đường.

Mức phạt vi phạm giao thông 2017 đối với người điều khiển xe ô tô

Mức phạt các lỗi vi phạm giao thông 2017 mới nhất đối với xe máy

Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Cụ thể, từ ngày 1/3 tới đây, tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư được quy định như sau: Các phương tiện xe cơ giới lưu thông trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên có tốc độ tối đa là 60km/h; trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới thì tốc độ tối đa là 50km/h.

Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) ngoài khu vực đông dân cư đối với xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn lưu thông trên đường đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên thì tốc độ tối đa là 90km/h, đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới thì tốc độ tối đa không quá 80km/h.

Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn lưu thông trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên thì tốc độ tối đa là 80km/h, trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới có tốc độ tối đa là dưới 70km/h.

Xe ô tô buýt, ô tô đầu kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô khi lưu thông trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên thì tốc độ tối đa là 70km/h, đối với đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới thì tốc độ tối đa là 60km/h.

Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác lưu thông trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên, thì tốc độ tối đa là 60km/h và trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới thì tốc độ tối đa là 50km/h.

Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc) khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40km/h. Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ. Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120km/h.

Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ

Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) sẽ được áp dụng từ 1/3

Điều 8 của Thông tư 91 mới ban hành quy định xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (xe 2, 3 bánh có lắp động cơ đốt trong có dung tích xy lanh không lớn hơn 50 cm3 và tốc độ thiết kế lớn nhất không quá 50km/h), kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) Thông tư 91 quy định tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.

Khi điều khiển xe chạy với tốc độ từ 60 km/h trở xuống, trong khu vực đô thị, đông dân cư, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn.

Khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi tham gia giao thông

Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc lớn hơn khoảng cách khi đường khô ráo.

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng quy định, với các tuyến đường nhánh ra vào đường cao tốc không được đặt biển hạn chế tốc độ dưới 50 km/h.

Bổ trợ kiến thức pháp luật khi tham gia giao thông

Ngoài những thay đổi nhiều quy định về tốc độ, khoảng cách phương tiện khi tham gia giao thông thì người tham gia giao thông cần được bổ trợ kiến thức về pháp luật. Như vậy, người tham gia giao thông mới có thể nắm rõ luật, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Đã tham gia giao thông là bạn phải trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức pháp luật liên quan, thứ nhất là hiểu luật để chấp hành cho đúng, thứ hai, để lỡ nếu sai thì vui vẻ nộp phạt, từ hành vi nhỏ của một người, nhân rộng ra nhiều người thì xã hội này mới trở nên tốt đẹp được, thứ ba là lỡ có gặp cảnh sát giao thông "rởm" thì còn biết đường mà nói chuyện với họ.

Vì vậy, để giúp các bạn tìm hiểu kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, mình sẽ chia sẻ cho các bạn theo từng Câu chuyện.

Câu chuyện số 1: Cảnh sát giao thông có những quyền gì?

Cảnh sát giao thông có các quyền hạn sau:

1. Dừng phương tiện đang tham gia giao thông, kiểm soát phương tiện và giấy tờ của phương tiện và người điều khiển phương tiện.

Lưu ý: Cảnh sát giao thông chỉ được quyền dừng xe của bạn trong các trường hợp sau:

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

- Thực hiện mệnh lệnh, kế họach tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục CSGT hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.

- Thực hiện kế họach tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục CSGT, Trưởng phòng CSGT hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên.

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, cơ quan chức năng liên quan

- Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Khi dừng phương tiện, CSGT phải đảm bảo an toàn, đúng quy định pháp luật, không làm cản trở đến hoạt động giao thông và phải kiểm soát, xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật. Một điều quan trọng nữa là CSGT phải có thái độ đúng mực và ứng xử phù hợp với từng đối tượng được kiểm tra.

2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Có 2 hình thức xử phạt:

- Lập biên bản vi phạm hành chính. Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính xong, cán bộ tuần tra, kiểm soát gửi biên bản cho người vi phạm và thông báo để họ biết chấp hành.

Đối với những phương tiện chở người từ 16 chỗ ngồi trở lên, CSGT phải trực tiếp lên khoang chở khách để thông báo. Nếu không phát hiện vi phạm cũng phải thông báo. Trường hợp không phát hiện vi phạm cũng phải thông báo và nói lời: "Cám ơn ông/bà/anh/chị đã giúp đỡ lực lượng CSGT làm nhiệm vụ"

- Không phải lập biên bản vi phạm.

3. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính, tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện, người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật.

4. Sử dụng vụ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

5. Trưng dụng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện thiết bị kỹ thuật khác.

6. Tạm thời đình chỉ người và phương tiện đi lại ở một số đọan đường nhất định, phân lại luồng, tuyến, nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông...

Căn cứ pháp lý: Thông tư 01/2016/TT-BCA.

Đánh giá bài viết
1 1.692
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo