Tháng 7 năm 2023 có tăng lương không?

Tháng 7 năm 2023 có tăng lương không? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm do ảnh hưởng của đại dịch Covid19 đã làm gián đoạn lộ trình tăng lương theo Nghị quyết 27 của Chính phủ. Vậy bao giờ tăng lương cho cán bộ, công chức? Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ các thông tin mới nhất về thời điểm tăng lương cho cán bộ công chức, viên chức cũng như mức tăng lương lương cơ sở của cán bộ, công chức mới nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Tăng lương cơ sở từ 1/7/2023

Chính phủ đã thông qua việc tăng mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng thay vì mức cũ đang áp dụng từ 01/7/2020 đến nay là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP. Và thời gian áp dụng mức lương cơ sở mới từ 01/7/2023.

2. Nghỉ hưu năm 2023, mỗi tháng sẽ được bao nhiêu tiền lương?

Tháng 7 năm 2021 có tăng lương không?

Năm 2023, hầu hết các trường hợp tham gia BHXH (cả bắt buộc và tự nguyện) sẽ được hưởng lương hưu khi có đủ 2 điều kiện là có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ 60 tuổi 9 tháng đối với nam, đủ 56 tuổi đối với nữ.

Một số trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc làm việc trong môi trường độc hại, vùng khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo… thì được xem xét hưởng lương hưu trước độ tuổi nghỉ hưu.

Mức hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động năm 2023 được áp dụng theo Nghị định 115/2015 của Chính phủ, cụ thể như sau:

- Với lao động nam đóng đủ 20 năm BHXH sẽ hưởng 45% mức bình quân lương tháng đóng BHXH. Sau đó, cứ mỗi năm đóng BHXH cộng thêm 2%, tối đa mức hưởng 75%.

- Với lao động nữ đóng đủ 15 năm BHXH được hưởng mức 45%. Sau đó mỗi năm đóng được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp người lao động nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động theo quy định, thì tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như người nghỉ hưu đủ tuổi, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu của nhóm lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu (nếu tham gia BHXH trước 1/1/1995); 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu (nếu tham gia BHXH từ 1/1/1995 đến 31/12/2000); 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu (nếu tham gia BHXH từ 1/1/2001 đến 31/12/2006); 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu (nếu tham gia BHXH từ 1/1/2007 đến 31/12/2015); 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu (nếu tham gia BHXH từ 1/1/2016 đến 31/12/2019); 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu (nếu tham gia BHXH từ 1/1/2020 đến 31/12/2024). Tham gia BHXH từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.

3. Mức hưởng lương hưu, trợ cấp khi tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu

Nếu tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức thêm 20,8% vào 2023, lương hưu, trợ cấp tăng lên bao nhiêu?

Hiện hành, theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, tiền lương công chức được tính bằng công thức:

Tiền lương cơ sở x Hệ số lương

Chẳng hạn, với công chức loại A1 có hệ số lương khởi điểm là 2.34.

Nếu tính theo mức lương cơ sở hiện hành 1,49 triệu đồng thì tiền lương nhận được là 3,486 triệu đồng/tháng.

Còn nếu tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng thì tiền lương có thể lên tới 4,212 triệu đồng/tháng.

Như vậy, nếu tính theo mức lương cơ sở mới thì dự kiến thu nhập với công chức trong trường hợp này tăng tới 725.400 đồng/tháng.

Căn cứ Nghị định 204/2004/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thì cán bộ, công chức, viên chức được hưởng các loại phụ cấp theo lương cơ sở bao gồm:

- Phụ cấp độc hại.

Theo khoản 7 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương.

Theo khoản 1 mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV, phụ cấp độc hại gồm 4 mức là 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương cơ sở.

- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Căn cứ bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong cơ quan Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

- Phụ cấp khu vực.

Theo Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng phụ cấp khu vực với 07 loại hệ số là 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0.

- Phụ cấp lưu động.

Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP và Thông tư 06/2005/TT-BNV, phụ cấp lưu động gồm 03 hệ số 0,2; 0,4; 0,6 áp dụng cho công chức, viên chức làm việc ở một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.

Ngoài việc dùng để tính lương công chức, viên chức thì mức lương cơ sở còn dùng để tính các khoản sinh hoạt phí, hoạt động phí, xác định khoản tiền đóng BHXH bắt buộc tối đa,…

4. Cán bộ hưu trí có được tăng lương không năm 2024?

Để nắm được thông tin người lao động đã nghỉ hưu có được tăng lương năm 2023 hay không, các bạn tham khảo bài viết sau: Cán bộ hưu trí có được tăng lương không năm 2024?

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi: Tháng 7 năm 2023 có tăng lương không? Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Lao động - tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
21 13.546
0 Bình luận
Sắp xếp theo