Tết Đoan Ngọ 2023 ngày nào?

Tết Đoan Ngọ 2023 ngày nào? Tết Đoan Ngọ diễn ra vào thời gian nào? Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết diệt sâu bọ từ lâu đã trở thành ngày một ngày lễ truyền thống của nhiều gia đình người Việt. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin về ngày Tết Đoan ngọ 2023 để các bạn nắm được tết Đoan ngọ 2023 vào thứ mấy nhé.

Tết Đoan Ngọ hằng năm thường diễn ra ào ngày mùng 5/5 âm lịch. Trong ngày này nhiều gia đình thường chuẩn bị mâm cúng có cơm rượu, quả vải, quả mận để dâng lên chư vị thần linh và tổ tiên.

1. Mùng 5 tháng 5 là ngày gì?

Ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm thực chất là ngày tết Đoan Ngọ (Tết Đoan Dương), một ngày lễ truyền thống trong văn hóa của Việt Nam và một số nước châu Á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc… Trong dân gian Việt Nam, chúng ta vẫn thường quen gọi ngày này là Tết diệt sâu bọ.

2. Mùng 5 tháng 5 là ngày mấy dương lịch 2023

Ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch là ngày mấy Dương lịch? Theo lịch vạn niên, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch sẽ rơi vào thứ Năm ngày 22/6/2023. Đây là Ngày Tân Hợi, Tháng Mậu Ngọ, Năm Quý Mão, tiết Hạ chí (Giữa hè).

Giờ đẹp ngày Tết Đoan Ngọ 2023

Sửu (1:00-2:59), Thìn (7:00-9:59), Ngọ (11:00-13:59), Mùi (13:00-15:59), Tuất (19:00-21:59), Hợi (21:00-23:59)

Mùng 5 tháng 5 là ngày mấy Dương lịch

3. Ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch là ngày gì?

Ngày 5/5 là ngày gì? Ngày 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm chính là ngày Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết Đoan Dương, được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Đây là một ngày Tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc.

"Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều, ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó chính là "Tết giết sâu bọ". Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

4. Tết Đoan ngọ thắp hương những gì?

Mâm cúng Tết Đoan ngọ miền Bắc

Một mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Bắc không thể thiếu những thứ sau:

  • Hương, hoa, vàng mã.
  • Nước, rượu nếp.
  • Các loại hoa quả.
  • Bánh tro.
  • Xôi, chè.

Mâm cúng Tết Đoan ngọ miền Trung

Đối với miền Trung, món cơm rượu nếp trong lễ cúng Tết Đoan Ngọ người ta chỉ sử dụng nếp trắng bình thường và cơm rượu được nén thành từng khối chứ không rời như miền Bắc.

Bên cạnh các loại hoa quả đúng mùa, vịt cũng là món không thể thiếu bởi người miền Trung quan niệm, bắt đầu từ mùng 5 tháng 5 trở đi, vịt sẽ vào mùa, những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình ở vùng Trung bộ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, trong đó tiết canh vịt là phổ biến nhất.

Mâm cúng Tết Đoan ngọ miền Nam

Cũng giống như miền Bắc và miền Trung, lễ cúng Tết diệt sâu bọ của người miền Nam không thể thiếu món cơm rượu nếp. Người miền Nam thường chỉ dùng nếp trắng để chế biến thành cơm rượu, đặc biệt hơn, cơm rượu Nam Bộ được viên thành những khối tròn chứ không rời như miền Bắc hay ép thành từng khối như miền Trung. Ngoài ra, người dân miền Nam đôi khi còn pha thêm đường vào cơm rượu để ăn chứ không ăn thuần túy như 2 miền còn lại. Vào ngày Tết Đoan Ngọ, người miền Nam còn ăn cả chè trôi nước. Đây là phong tục hoàn toàn khác với miền Bắc, nơi thường cúng và ăn chè trôi nước vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch (Tết Hàn Thực).

Mâm cúng Tết Đoan ngọ miền Nam

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 1.916
0 Bình luận
Sắp xếp theo