Tẩy xóa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sao không?

Viết sai thì tẩy xóa là chuyện bình thường. Tuy nhiên hành vi tẩy xóa sổ đỏ có được xem là "bình thường" không?

Trong bài viết "Tẩy xóa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sao không?", Hoatieu.vn sẽ gửi đến bạn đọc mức phạt, cách xử lý lỗi tẩy xóa sổ đỏ theo quy định mới nhất tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đaiLuật Đất đai 2013

Tẩy xóa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sao không?

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị tẩy xóa

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị tẩy xóa là giấy chứng nhận đã bị làm sai lệch đi nội dung ban đầu bằng hành động dùng các công cụ như dao, bút xóa...

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị tẩy xóa không còn là giấy tờ hợp lệ nên sẽ không có giá trị pháp lý khi các bạn đem đi làm các thủ tục liên quan đến đất đai, ví dụ: chuyển nhượng, tách thửa,...

2. Tẩy xóa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sao không?

Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định hành vi "cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật" là hành vi bị cấm.

Việc tẩy xóa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là trường hợp thuộc vào hành vi cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, tẩy xóa chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Tẩy xóa sổ đỏ phạt bao nhiêu?

Tẩy xóa thông tin sổ đỏ phạt bao nhiêu?

Mức phạt đối với tội tẩy xóa thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

LỗiPhạt tiềnHình thức xử phạt bổ sung
Tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất mà không thuộc trường hợp dưới.1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồngTịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung
Tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận và việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất bị sai lệch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

4. Thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp GCN quyền sử dụng đất có sai sót

Trường hợp này thực hiện thủ tục đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thủ tục đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP theo các bước sau:

Bước 1: Người sử dụng đất nộp GCN quyền sử dụng đất có sai sót cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính

  • Trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất (cung cấp thông tin sai...) thì phải nộp thêm đơn đề nghị để được đính chính.
  • Trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót thì thông báo cho người sử dụng đất biết và yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để thực hiện đính chính

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Thay đổi thông tin trên GCN quyền sử dụng đất khi muốn thay đổi thông tin cá nhân của người sử dụng đất (địa chỉ thường trú, tên..)

Trường hợp này bạn cần làm theo thủ tục đăng ký biến động đất đai do thay đổi thông tin người sử dụng đất theo quy định tại điều 85 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, cụ thể:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Văn bản công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với trường hợp cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình thay đổi họ, tên;
  • Hoặc, văn bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp cộng đồng dân cư đổi tên.
  • Bản sao một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thể hiện nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin về tài sản gắn liền với đất đã ghi trên Giấy chứng nhận.

Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký biến động này:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Theo điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nơi nộp hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:

Cách 1: Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu

Cách 2: Không nộp hồ sơ tại UBND cấp xã:

  • Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện; nơi chưa có Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
  • Địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa theo quy định của UBND cấp tỉnh.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Bước 4: Trao kết quả

Thời hạn thực hiện: Do UBND cấp tỉnh quy định nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thời hạn trên không bao gồm ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi "Tẩy xóa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sao không?". Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Đất đai - Nhà ở, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài liên quan:

Đánh giá bài viết
8 1.567
0 Bình luận
Sắp xếp theo