Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò? Giải thích

Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò? Luật pháp và quân đội nhà Lý như thế nào? Lí do để nhà Lý bảo vệ trâu bò? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Triều đại nhà Lý bắt đầu từ năm 1010, khi Thái tổ Lý Công Uẩn được tôn lên ngôi vua và dời đô về Thăng Long. Đây là giai đoạn lịch sử mà nhà nước ta phát triển mạnh mẽ, các vấn đề về luật pháp, nông nghiệp cũng được đề cao và chú trọng. Cùng khám phá nguyên nhân tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò dưới đây nhé.

1. Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò?

Lý do pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò là:

A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.

B. Trâu, bò là động vật quý hiếm.

C. Trâu, bò là động vật linh thiêng.

D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Đáp án: D

Pháp luật nhà Lý nghiêm cấm giết hại trâu, bò là để bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp, phát triển sản xuất.

Giải thích: Thịt bò, thịt trâu hồi bấy giờ là một món ăn được giới quý tộc, phú hộ, địa chủ yêu thích, tuy nhiên khi đó nước ta chủ yếu làm nông nghiệp, cần nhiều trâu bò để cày cấy, vì vậy không thừa quá nhiều để phục vụ cho việc giết mổ lấy thịt. Nhưng chính vì thịt trâu bò ít nên giá cao, tình trạng giết mổ trâu, bò vẫn hay xảy ra, đây là một tình trạng làm tổn hại nghiêm trọng đến sức kéo trong nông nghiệp. Do đó nếu người dân có hành vi vi phạm và cố ý giết mổ trâu bò sẽ bị xử lý nghiêm, chỉ khi nào trâu bò già, bệnh, không còn sức kéo mới được giết mổ.

Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò?
Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò?

2. Quy định pháp luật thời nhà Lý trong việc phát triển kinh tế

Trong lĩnh vực kinh tế, pháp luật thời nhà Lý đã có nhiều quy định và điều lệ vô cùng văn minh, tiến bộ, góp phần thúc đẩy nền sản xuất và khiến kinh tế nước ta ngày càng phồn thịnh.

Ngoài quy định nghiêm cấm giết mổ trâu bò, pháp luật nhà Lý còn phản ánh và chấp nhận sự xuất hiện của chế độ tư hữu ruộng đất. Lý Anh Tông quy định ra phép chuộc ruộng và nhận ruộng, theo đó ruộng cầm đợi trong 20 năm được chuộc; tranh nhau ruộng đất trong vòng 5 năm hay 10 năm thì được quyền kiện. Ruộng đã bán có khế ước thì không được chuộc, ai trái lệnh sẽ bị đánh 80 trượng. Nếu khi tranh chấp ruộng ao mà dùng binh khí đánh người gây tử thương thì cũng bị xử đánh 80 trượng, bị tội đồ và phải trả ruộng cho người bị tử thương.

Pháp luật nhà Lý bảo vệ nguồn thu nhập của triều đình, đảm bảo dân đinh là sức lao động chủ yếu mà triều đình sử dụng. Năm 1146, Lý Anh Tông ra lệnh cho bách quan, quản giáp, chủ đô khi tuyển lính để bổ sung cho cấm quân thì phải chọn những hộ lớn là những hộ nhiều người, không được lấy người cô độc. Ai làm trái sẽ bị trị tội.

Thể lệ thu thuế cũng được định rõ: các quan lại thu thuế của dân, ngoài khoản phải nộp cho triều đình, được thu riêng một phần gọi là "hoành đầu" làm tiền giấy bút. Những người thu quá số sẽ bị ghép vào tội ăn trộm. Nhân dân có ai tố cáo việc đó được miễn dịch 3 năm. Nếu quản giáp, chủ đô và người trưng thu thuế thông đồng với nhau thu quá quy định, tuy lâu ngày nhưng có người phát giác thì tất cả cùng bị tội như nhau[3].

Khố ti thu thuế lụa, nếu ăn lụa của nhân dân thì cứ mỗi thước lụa phạt 100 trượng, mỗi tấm lụa đến trên 10 tấm phạt thêm phối dịch 10 năm.

Để đảm bảo sản xuất nông nghiệp, việc giết trâu bò được quy định chặt chẽ. Người giết trâu bò bừa bãi không theo quy định bị xử tội nặng.

3. Luật pháp và quân đội nhà Lý

Nhà Lý được xác định là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam chính thức có hệ thống pháp luật từ khi giành độc lập sau thời Bắc thuộc mà thời nhà Ngô, nhà Đinh và nhà Tiền Lê trước đó chưa có.

a) Luật pháp:

- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

- Nội dung: quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc.

b) Quân đội:

- Gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.

- Thi hành chính sách "ngụ binh ư nông": cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.

- Quân đội kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo; vũ khí trang bị cho quân đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá...

c) Đối nội - đối ngoại:

- Xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Nhà Lý còn gả các công chúa và ban chức tước cho các tù trường dân tộc miền núi. Nếu người nào có ý định tách khỏi Đại Việt, nhà Lý kiên quyết trấn áp.

- Với nhà Tống, Lý Công uẩn giữ quan hệ bình thường, tạo điều kiện cho nhân dân ở hai bên biên giới có thể qua lại buôn bán.

- Để ổn định biên giới phía nam, nhà Lý đã dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục. Sau đó, quan hệ Đại Việt - Cham-pa trở lại bình thường.

Hoa Tiêu vừa giúp các bạn giải thích tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò?

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Đánh giá bài viết
13 14.335
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nem chua rán
    Nem chua rán hay
    Thích Phản hồi 21/12/21