Tại sao pháp luật lại hạn chế các trường hợp không được tham gia bầu cử?

Tại sao pháp luật lại hạn chế các trường hợp không được tham gia bầu cử? Trong những trường hợp nào người dân không được tham gia bầu cử?

1. Các trường hợp không được tham gia bầu cử?

Điều 30 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định các trường hợp không được tham gia bầu cử như sau:

Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.

=> Những người thuộc trường hợp nêu trên không được tham gia bầu cử

Tuy nhiên những người trên nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả lại tự do hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri

Các trường hợp không được tham gia bầu cử?

2. Tại sao pháp luật lại hạn chế các trường hợp không được tham gia bầu cử?

Quyền bầu cử là quyền quan trọng trong việc xác định thành phần bộ máy chính quyền. Do đó, phải hạn chế các trường hợp không được tham gia bầu cử để vừa đảm bảo quyền của công dân vừa đảm bảo chất lượng của lá phiếu. Việc hạn chế các trường hợp không được tham gia bầu cử là phù hợp, vì:

Pháp luật hạn chế người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật tham gia bầu cử đảm bảo thực hiện hình phạt theo quy định của pháp luật. Vì thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà công dân bị tước quyền bầu cử, do đó công dân không thể tham gia bỏ phiếu.

Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo không được thực hiện quyền bầu cử bởi những người này đang bị tước quyền tự do, bên cạnh đó, việc tổ chức bỏ phiếu ở các trại giam cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo an toàn cho những phạm nhân.

Người mất năng lực hành vi dân sự là những người không có đầy đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, do đó, để đảm bảo chất lượng lá phiếu thì những người này không được ghi tên vào danh sách cử tri là hoàn toàn hợp lý.

3. Vì sao Luật lại hạn chế quyền ứng cử với một số trường hợp?

Luật hạn chế quyền ứng cử đối với một số trường hợp như người đang chấp hành án, người là bị can, người bị bị tước quyền ứng cử,... Những trường hợp này cũng giống như luật hạn chế quyền bầu cử được nêu ở trên. Nên những trường hợp này không có tư cách ứng cử và không đảm cho hoạt động thi hành pháp luật nước ta.

Hơn nữa những trường hợp bị pháp luật hạn chế là những đối tượng có phẩm chất đạo đức không tốt để tham gia ứng cử, bởi những tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị đối với ứng viên rất quan trọng. Vì thế nên những người đã thuộc trường hợp này nhưng được trả tự do thì vẫn không đủ tư cách để tham gia ứng cử.

4. Quyền bầu cử của công dân

Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy định, đảm bảo xây dựng nhà nước ta là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Nhân dân tổ chức ra Nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực Nhà nước. Thông qua bầu cử, Nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, để thay mặt mình thực hiện quyền lực Nhà nước; góp phần thiết lập ra bộ máy Nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội.

Theo quy định của pháp luật, công dân từ đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, trừ những trường hợp hạn chế quyền tham gia bầu cử được Hoatieu.vn trích dẫn tại mục 1 bài này.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Tại sao pháp luật lại hạn chế các trường hợp không được tham gia bầu cử? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 3.171
0 Bình luận
Sắp xếp theo