Tài liệu học tập làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho đoàn viên 2024

Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023 đã được Ban chấp hành TW Đoàn gửi Ban Thường vụ các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc để triển khai việc học tập chuyên đề tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2022 - 2026. Sau đây là nội dung chi tiết tài liệu học tập chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023. Mời các bạn cùng tham khảo.

Tài liệu học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 2023 cho cán bộ Đoàn

Chuyên đề 1: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương

(Tài liệu dành cho cán bộ đoàn năm 2023, ban hành kèm theo Công văn số 1378 -CV/TWĐTN-BTG ngày 13 tháng 7 năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn)
-------
Phần thứ nhất:
TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ PHONG CÁCH QUẦN CHÚNG, DÂN CHỦ, NÊU GƯƠNG

Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của một người Việt Nam điển hình nhất, ưu tú nhất. Đó là chỉnh thể phong cách phát triển logic từ tư duy đến diễn đạt và biểu hiện ra thực tiễn đời sống, mang đậm dấu ấn hiện đại của thời đại cũng như tinh hoa truyền thống của dân tộc, vừa hàm chứa tính khoa học vừa mang tinh thần cách mạng, vừa cao cả, vừa giản dị, gần gũi, thiết thực. Trong số đó, phong cách quần chúng, phong cách dân chủ, phong cách nêu gương là ba mặt có mối liên hệ chặt chẽ, luôn luôn được Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng, thể hiện trong suốt quá trình sống và hoạt động cách mạng. Nghiên cứu về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương của Hồ Chí Minh giúp mỗi người có nhận thức rõ hơn về tấm gương của vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, người chiến sĩ cộng sản được nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới quý mến, kính trọng.

1. Tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng Nguyễn Trãi từng quan niệm “Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ” (Làm lật thuyền mới biết dân như nước). Điều đó có nghĩa dân là gốc của nước nhà. Quần chúng nhân dân là lực lượng có sức mạnh nội tại to lớn, trực tiếp ảnh hưởng đến sự hưng vong của quốc gia dân tộc. Bởi vậy, đem lại xã tắc thái hoà, làm an lòng dân chúng vốn được coi là việc nhân nghĩa và đã trở thành giá trị cốt lõi truyền thống trong các triết lý chính trị xã hội của những bậc minh quân ái quốc từ xa xưa; bài học kinh nghiệm cho những chiến thắng chống quân xâm lược của dân tộc. Từ đó, thái độ trân trọng quần chúng nhân dân cũng như phong cách quần chúng của Hồ Chí Minh trước hết kế thừa từ chiều sâu giá trị nhân văn trong truyền thống nhân nghĩa, hiếu sinh của dân tộc. Hồ Chí Minh xác định: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của
quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích đó. Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho lợi ích quốc dân” 1 . Sau này, Hồ Chí Minh cũng thường nhắc đến câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” hay câu ca truyền miệng của nhân dân Quảng Bình “Dễ mười lần không dân cũng chịu/ Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Phong cách quần chúng trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn bắt nguồn từ sự thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Bởi vậy, Hồ Chí Minh luôn chăm lo, gìn giữ mối liên hệ mật thiết với quần chúng, tin tưởng vào vai trò của quần chúng và coi quần chúng là cội nguồn chiến thắng của sự nghiệp cách mạng.

Phong cách quần chúng trong tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện ở sự gần gũi, sâu sát, lắng nghe và thấu hiểu, sẵn sàng tiếp thu tâm tư, nguyện vọng, ý kiến quần chúng; kiên quyết bảo vệ cho lợi ích chính đáng của quần chúng. Đồng thời, phong cách đó còn biểu hiện ở việc Người lên án tệ xa rời quần chúng, thói quan cách, quan liêu của cán bộ lãnh đạo. Người khuyên cán bộ lãnh đạo chú trọng sửa mình để xứng đáng với sự tin cậy của quần chúng.

Trước hết, Hồ Chí Minh chính là tấm gương mẫu mực, trong sáng về phong cách gần gũi, sâu sát quần chúng; thường xuyên tiếp xúc, trao đổi với quần chúng nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của quần chúng. Đây cũng là phong cách điển hình hàng đầu của Hồ Chí Minh. Dõi theo tiến trình hoạt động cách mạng của Người, có thể dễ dàng nhận thấy điều đó:

..........................

Chuyên đề 2: Học tập và làm theo tinh thần học tập suốt đời của chủ tịch Hồ Chí Minh

(Tài liệu dành cho đoàn viên, thanh niên năm 2023, ban hành kèm theo Công văn số 1378-CV/TWĐTN-BTG ngày 13 tháng 7 năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn)
-------

Phần thứ nhất:
TINH THẦN HỌC TẬP SUỐT ĐỜI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời Trong Nghị quyết về Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1987), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã khẳng định: Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Một trong những lý do để loài người tiến bộ suy tôn Hồ Chủ tịch là một nhà văn hóa kiệt xuất là bởi những thành tựu xuất sắc của Người trong lĩnh vực hoạt động và sáng
tạo văn hoá và giáo dục. Với quan niệm “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”1 , Hồ Chí Minh cho rằng sự dốt nát cũng là kẻ địch phải chống. Người chủ trương phải phát triển nền giáo dục thì mới xây dựng được chủ nghĩa xã hội, mới tiến kịp được sự phát triển chung của nhân loại. Xác định rõ học tập để làm việc, làm người, để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân và nhân loại, Người thường xuyên nhấn mạnh tới nhiệm vụ giáo dục lý tưởng, giáo dục đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” và chỉ rõ rằng: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ” 2. Là nhà giáo dục vĩ đại, với tinh thần “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”3, Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng việc “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”4 . Với mục tiêu của chiến lược “trồng người” là “dạy dỗ con em của nhân dân thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà”5, theo Người, phải xây dựng một nền giáo dục toàn diện để đào tạo những con người có đức, có tài. Nền giáo dục đó phải kết hợp chặt chẽ giữa học và hành, lý luận gắn liền
với thực tiễn, gắn liền giáo dục của nhà trường với gia đình và xã hội, học suốt đời, kết hợp tự học với học trong nhà trường, học trong sách vở và học trong cuộc sống.

.............................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem nội dung chi tiết 2 chuyên đề.

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết liên quan thuộc mục Bài thu hoạch - Bài dự thi thuộc Chuyên mục Tài liệu. 

Đánh giá bài viết
5 2.161
0 Bình luận
Sắp xếp theo