Sơ yếu lí lịch có cần công chứng không? (cập nhật 2024)

Sơ yếu lí lịch có cần công chứng không 2024? Nhiều người vẫn thường đưa sơ yếu lí lịch của mình đến UBND xã nơi mình cư trú để nhận xét. Việc này gây mất thời gian, khó khăn với những người ở xa quê. Theo quy định của pháp luật sơ yếu lí lịch có cần phải công chứng hay nhận xét không? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Công chứng hay chứng thực sơ yếu lý lịch?

Công chứng sơ yếu lý lịch hay chứng thực sơ yếu lý lịch? Đây là câu hỏi mà HoaTieu nhận được rất nhiều trong thời gian gần đây. Hiện nay, người dân khi đi làm các thủ tục hành chính vẫn hay có sự nhầm lẫn giữa công chứng và chứng thực. Để tránh mất thời gian khi làm các thủ tục hành chính liên quan đến sơ yếu lí lịch, cùng tìm hiểu quy định pháp luật hiện hành nhé.

1.1. Công chứng là gì?

Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 định nghĩa công chứng như sau:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

1.2. Chứng thực là gì?

Chứng thực được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chính xác, hợp pháp của các giấy tờ, văn bản, chữ ký của các nhân, thông tin cá nhân để bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính.

1.3. Sơ yếu lý lịch cần công chứng hay chứng thực?

Căn cứ khoản 4, điều 24, Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định Thủ tục chứng thực chữ kí được áp dụng với trường hợp Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân.

Do đó việc xác nhận tính chính xác của sơ yếu lý lịch cần tiến hành chứng thực tại địa phương hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứ không cần công chứng.

2. Sơ yếu lí lịch có cần công chứng không?

Hiện nay chưa có quy định pháp luật điều chỉnh sơ yếu lí lịch. Sơ yếu lí lịch là mẫu đơn giới thiệu bản thân để mọi người đi xin việc, không có văn bản pháp luật nào quy định sơ yếu lí lịch phải được công chứng.

Theo quy định đã nêu tại phần 1, có thể kết luận như sau:

=> Sơ yếu lí lịch không phải là đối tượng của công chứng

=> Sơ yếu lí lịch chỉ cần chứng thực chữ ký mà không cần công chứng.

2. Cách công chứng sơ yếu lí lịch

Cách công chứng sơ yếu lí lịch

Cách công chứng sơ yếu lí lịch được quy định tại Thông tư 01/2020/TT-BTP.

  • Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu.
  • Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.
  • Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình.

=> Chứng thực sơ yếu lí lịch chỉ là chứng thực chữ ký mà không phải là chứng thực những nội dung các bạn kê khai trong sơ yếu lí lịch. Các bạn phải chịu trách nhiệm với những gì mình kê khai.

=> Để chứng thực chữ ký trong sơ yếu lí lịch các bạn đến 1 trong những địa điểm sau theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP:

  • Ra bất kỳ UBND phường, xã nào (không bắt buộc phải là nơi có hộ khẩu thường trú).
  • Ra bất kỳ Phòng công chứng/Văn phòng công chứng nào.
  • Ra Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (đối với người đang ở nước ngoài).

Khi đi chứng thực, các bạn mang theo:

  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
  • Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.

Trên đây, Hoatieu.vn đã hướng dẫn các bạn cách chứng thực sơ yếu lí lịch. Sơ yếu lí lịch là giấy tờ cần thiết để các bạn đi phỏng vấn xin việc. Các bạn không cần thiết phải về UBND nơi mình cư trú để xin các nhận xét như trước đây. Thủ tục chứng thực sơ yếu lí lịch được thực hiện vô cùng đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật,

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
4 159
0 Bình luận
Sắp xếp theo