Sổ tay hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch Covid19 với người khuyết tật

Quyết định số 1773/QĐ-BYT 2020

Quyết định 1773/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành “Sổ tay hướng dẫn một số biện pháp phòng chống dịch Viêm đường hô hấp cấp do SARS-COV-2 (COVID-19) đối với người khuyết tật tại cộng đồng”.

Người khuyết tật nên ưu tiên sử dụng phiên dịch là người thân của mình

Ngày 20/4/2020, Bộ Y tế ra Quyết định 1773/QĐ-BYT về việc ban hành “Sổ tay hướng dẫn một số biện pháp phòng chống dịch Viêm đường hô hấp cấp do SARS-COV-2 (COVID-19) đối với người khuyết tật tại cộng đồng”.

Theo đó, để phòng, chống dịch COVID-19, người khuyết tật có khó khăn về nghe nói khi bắt buộc phải đọc hình miệng ở cự ly quan sát gần, tốt nhất nên sử dụng người trong gia đình làm người phiên dịch trung gian để giao tiếp. Đồng thời người khuyết tật cũng cần giữ khoảng cách với người khác tối thiểu 02m và thực hiện các biện pháp phòng tránh thông thường khác như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, không đến nơi đông người…

Đối với người khuyết tật cần người hỗ trợ cá nhân (ví dụ người dẫn đường cho người mù, đẩy xe lăn, vệ sinh cá nhân...), hoặc bắt buộc phải có tiếp xúc gần thì cần đặc biệt tuân thủ nguyên tắc an toàn cao nhất có thể. Người hỗ trợ nên là người trong gia đình. Trường hợp, người khiếm thị có người dẫn đường, cần bám vào vai của người dẫn đường, tránh chạm vào bàn tay hoặc khuỷu tay của họ.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

BỘ Y TẾ

______

Số: 1773/QĐ-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành “Sổ tay hướng dẫn một số biện pháp phòng chống dịch Viêm đường hô hấp cấp do SARS-COV-2 (COVID-19) đối với người khuyết tật tại cộng đồng

________________________________

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Biên bản họp Hội đồng chuyên môn nghiệm thu "Sổ tay hướng dẫn một số biện pháp phòng chống dịch Viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 (Covid-19) đối với người khuyết tật tại cộng đồng" ngày 15/4/2020;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Sổ tay hướng dẫn một số biện pháp phòng chống dịch Viêm đường hô hấp cấp do SARS-COV-2 (COVID-19) đối với người khuyết tật tại cộng đồng”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các Ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng thuộc Bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận .

- Như Điều 3;

- PTT Vũ Đức Đam (để b/cáo);

- Các đ/c Thứ trưởng (để biết);

- Sở Y tế 63 tỉnh, TP trực thuộc TƯ (để t/hiện);

- Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ (để t/hiện);

- Y tế Bộ, ngành (để t/hiện);

- LHH về người khuyết tật VN (để t/hiện);

- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;

- Website Cục QLKCB;

- Lưu: VT, KCB.

KT. B TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Trường Sơn

SỔ TAY HƯỚNG DẪN MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI CỘNG ĐỒNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1773/QĐ-BYT ngày 20/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Hà Nội, tháng 4 năm 2020

CHỦ BIÊN

1. PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh, Bộ Y tế, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19.

2. PGS.TS Trần Trọng Hải, Chủ tịch Hội phục hồi chức năng Việt Nam

BAN BIÊN SOẠN

1. PGS. TS. Phạm Văn Minh

Chủ nhiệm Bộ môn phục hồi chức năng, Trường Đại học Y Hà Nội

2. PGS.TS. Lương Tuấn Khanh

Giám đốc Trung tâm phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai

3. TS. Đỗ Chí Hùng

Chủ nhiệm Bộ môn phục hồi chức năng, Trường Đại học Y tế công cộng

4. TS.BSCKII. Trịnh Quang Dũng

Trưởng Khoa phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương

5. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Liên

Bộ môn phục hồi chức năng, Trường Đại học Y Hà Nội

6. TS. Vương Ánh Dương

Trưởng phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - Bảo vệ sức khỏe cán bộ, Cục Quản lý khám, chữa bệnh

7. TS. Dương Huy Lương

Trưởng phòng Quản lý chất lượng - Chỉ đạo tuyến, Cục Quản lý khám, chữa bệnh

8. TS. Trần Ngọc Nghị

Trưởng Phòng Phục hồi chức năng và Giám định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

9. ThS. Hà Thị Kim Phượng

Trưởng phòng Điều dưỡng - Dinh dưỡng - Kiểm soát nhiễm khuẩn, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

10. Ông Đặng Văn Thanh

Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam

11. Bà Nguyễn Thị Lan Anh

Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC)

12. BSCKI. Nguyễn Thị Thanh Lịch

Phó trưởng Phòng Phục hồi chức năng và Giám định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

13. ThS. Phạm Dũng

Hội Phục hồi chức năng Việt Nam

14. ThS.BS. Nguyễn Thị Phương Anh

Trưởng khoa Thăm dò và phục hồi chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương

15. ThS. Nguyễn Minh Hạnh

Chuyên viên chính, Phòng Phục hồi chức năng và Giám định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

16. TS. Nguyễn Thị Hương Giang

Phó Trưởng Khoa phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương

THƯ KÝ

  1. TS.BS. Trần Ngọc Nghị
  2. BSCKI. Nguyễn Thị Thanh Lịch
  3. ThS. Hà Thị Kim Phượng
  4. ThS.BS. Nguyễn Thị Phương Anh
  5. ThS.BS. Nguyễn Minh Hạnh

LỜI NÓI ĐẦU

Vi rút Corona (CoV) là một họ vi rút lây truyền từ động vật sang người, còn có khả năng lây trực tiếp từ người sang người chủ yếu qua giọt bắn, đường hô hấp và qua đường tiếp xúc. Vi rút cũng có khả năng lây truyền qua khí dung trong không khí. Từ tháng 12/2019, một chủng vi rút Corona mới (gọi tắt là SARS-CoV-2) đã được xác định là căn nguyên gây ra dịch viêm đường hô hấp cấp tính (gọi tắt COVID-19).

Người bệnh COVID-19 có biểu hiện lâm sàng đa dạng: từ nhiễm không có triệu chứng, giống như cảm cúm thông thường, tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, suy chức năng đa cơ quan và tử vong, đặc biệt ở những người cao tuổi, người khuyết tật, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch.

Các bệnh mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT), giãn phế quản, viêm phổi kẽ, ung thư phổi, người suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp... sẽ làm tăng mức độ nặng của bệnh khi người bệnh nhiễm COVID-19.

Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng COVID-19 nên chủ yếu là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Các biện pháp phòng bệnh chính là phát hiện sớm và cách ly ca bệnh.

Chùm ca bệnh được phát hiện tại Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào ngày 03/12/2019 đã nhanh chóng lan ra các vùng lãnh thổ của Trung Quốc, các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Tính đến ngày 17 tháng 4 năm 2020, trên thế giới có 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với 2.182.823 ca mắc Covid-19, trong số này có 145.551 trường hợp tử vong. Khoảng 75% trong số ca tử vong có sẵn bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi mãn tính, tai biến mạch não.

Ở Việt Nam, tỷ lệ người khuyết tật (NKT) chiếm khoảng 7% dân số, tương đương với khoảng 6,2 triệu NKT. Bên cạnh đó có khoảng 13% dân số, tức là khoảng 12 triệu người sống chung trong hộ gia đình có NKT. Hơn 80% NKT sống tại cộng đồng. Tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên cùng với xu hướng già hóa dân số, gia tăng mắc bệnh không lây nhiễm, tai nạn và thảm họa. NKT thường có sức đề kháng giảm, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc bệnh và nếu mắc thì diễn biến bệnh thường nặng hơn người bình thường, đặc biệt đối với nhóm NKT có mức độ khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng. Vì vậy, việc phòng chống Covid-19 đối với NKT là rất quan trọng.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ Y tế, sự vào cuộc đồng bộ của các Bộ/Ngành, Chính quyền địa phương và sự đồng lòng của người dân đã giúp Việt Nam hạn chế được sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 vẫn đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, đòi hỏi mỗi người dân nói chung và NKT cùng thành viên gia đình, người chăm sóc cho họ cần có kiến thức, kỹ năng cần thiết để chung tay phòng chống dịch bệnh có hiệu quả. Vì vậy Bộ Y tế đã chỉ đạo xây dựng Sổ tay “Hướng dẫn phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 (COVID-19) đối với người khuyết tật tại cộng đồng”.

Sổ tay này dùng cho đối tượng sử sụng là NKT, thành viên gia đình NKT, người chăm sóc hỗ trợ NKT, cán bộ y tế, Tổ chức NKT và Tổ chức vì NKT.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế xin trân trọng cảm ơn sự chỉ đạo sâu sát của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19; PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19, Thứ trưởng Bộ Y tế. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cũng đánh giá cao sự phối hợp và hỗ trợ về kỹ thuật của Viện nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC); Tổ chức CBM; Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam (MCNV). Trân trọng cảm ơn sự tham gia nhiệt tình và những đóng góp rất giá trị của GS.TS. Lê Ngọc Trọng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS. Trần Trọng Hải, Chủ tịch Hội PHCN Việt Nam, các chuyên gia Hội PHCN Việt Nam, Liên hiệp hội Người Khuyết tật Việt Nam; Bộ môn PHCN Trường Đại Học Y Hà Nội, các chuyên gia trong nước và quốc tế về nội dung, hình thức tài liệu này.

Tài liệu này được hoàn thành trong thời gian ngắn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Ban soạn thảo rất mong nhận được góp ý của bạn đọc. Mọi góp ý xin gửi về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế; Địa chỉ: Số 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trân trọng cảm ơn.

Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2020
CỤC TRƯỞNG

CỤC QUẢN LÝ KHÁM, CHỮA BỆNH
Phó trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê

MỤC LỤC

STT

Nội dung

Trang

1.

Lời nói đầu ……………………………………………………………………………

4

2.

Danh mục chữ viết tắt ……………………………………………………………….

7

3.

Phần 1: Đại cương về Covid-19 ……………………………………………………

8

4.

Phần 2: Hướng dẫn NKT tự phòng chống dịch Covid-19 ……………………….

9

5.

Phần 3: Hướng dẫn dành cho người chăm sóc, gia đình, tổ chức NKT ………

và vì NKT hỗ trợ NKT phòng chống dịch Covid-19 tại cộng đồng

29

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

COVID-19:

Corona Virus Disease - 2019

NKT:

Người khuyết tật

PHCN:

Phục hồi chức năng

PHCNDVCĐ:

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

SARS-CoV-2:

Severe acute respiratory syndrome coronavirus 2

WHO:

Tổ chức y tế thế giới

Nội dung chi tiết hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch với người khuyết tật mời các bạn xem trên file PDF hoặc file tải về.

Đánh giá bài viết
1 20
0 Bình luận
Sắp xếp theo