Số lượng buôn pháo nổ từ 10 kg đến dưới 50 kg bị phạt bao nhiêu tiền?

Tết đến hành vi buôn bán pháo ngày càng gia tăng. Vậy việc buôn bán hay sử dụng pháo nổ sẽ bị xử phạt như thế nào? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn: Số lượng buôn pháo nổ từ 10 kg đến dưới 50 kg bị phạt bao nhiêu tiền?

1. Mức phạt hành vi buôn bán pháo nổ

Về tội mua bán pháo trái phép được pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều 190 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi điểm a khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 về Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

..............

c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;"

Như vậy, hành vi mua bán pháo có thể bị xử lý vi phạm hình sự với mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm - 5 năm tùy vào mức độ nghiêm trọng.

Ngoài ra, tại quy định của điểm a Khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 thì nếu hành vi mua bán pháo nổ qua biên giới... thì hình phạt sẽ nặng hơn như sau:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;

e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;

g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;

h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;

k) Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;

l) Tái phạm nguy hiểm.

Bên cạnh đó, việc mua bán pháo nổ có trọng lượng từ 40 - 120 kilôgam thì còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 5 - 10 năm:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

.....

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

...........

g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;

Số lượng buôn bán pháo nổ từ 10kg đến 50kg bị phạt bao nhiêu?

2. Số lượng buôn pháo nổ từ 10 kg đến dưới 50 kg bị phạt bao nhiêu tiền?

  • Đối với người buôn bán pháo nổ dưới 40kg thì mức phạt tiền sẽ là từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.
  • Đối với người buôn bán phảo nổ từ 40kg đến dưới 120kg thì mức phạt tiền sẽ là từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng

3. Hành vi sử dụng trái phép pháo nổ

Theo quy định Điều 305 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì hành vi sử dụng trái phép pháo nổ sẽ bị xử phạt như sau:

Điều 305. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;

c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;

d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

đ) Làm chết người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;

b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn;

c) Làm chết 02 người;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên;

b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn;

c) Làm chết 03 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

4. Đốt pháo bị phạt tù mức cao nhất là bao nhiêu năm?

Đốt pháo nếu gây thương tích cho người khác hoặc gây thiệt hại về tài sản thì có thể bị phạt tù chung thân là hình phạt ở mức cao nhất.

5. Pháo hoa và pháo nổ khác nhau như thế nào?

Theo Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì pháo hoa và pháo nổ được hiểu như sau:

Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Tuy nhiên loại pháo hoa mà chúng ta thường dùng để bắn lên trời vào đêm giao thừa cũng là pháo tạo ra tiếng nổ nên thuộc pháo nổ bị nghiêm cấm. Vào những sự kiện lớn việc sử dụng pháo hoa nổ phải được sự cấp phép của cơ quan nhà nước và hoạt động bắn phải được thực hiện dưới sự kiểm soát của lực lượng chức năng.

6. Lý do pháo nổ bị cấm?

Hẳn ai trong chúng ta cũng đều tiếc nuối khi pháo nổ vào đêm giao thừa là truyền thống văn hoá của người dân Việt Nam như lại bị cấm kể từ năm 1995. Và những năm sau đó thì việc kiểm soát sử dụng pháo nổ, buôn bán, sản xuất đều bị kiểm soát chặt chẽ. Pháo nổ là một sản phẩm được chế tạo nhằm tạo ra hiệu ứng màu sắc trên không gian và phát ra tiếng nổ.

Nhưng dù đẹp nhưng pháo hoa nổ bản chất được tạo ra từ những hợp chất nhưng sẽ tạo ra tiếng nổ rất lớn khiến một khu vực đều có thể nghe thấy. Không những thế nhiều trường hợp đốt pháo quá gần sẽ bị pháo làm tổn thương nặng nề. Những ánh sáng từ pháo hoa nổ khi bắn vào những vật dễ cháy dễ gây ra tình trang cháy nổ nhanh chóng.

Ngoài ra pháo nổ tạo ra tiếng giống như tiếng súng sẽ ảnh hướng đến nhân dân cũng như an ninh quốc gia. Vì vậy tất cả hoạt động liên quan đến pháo nổ đều bị cấm và kiểm soát nghiêm ngặt hơn.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Mẫu đơn xin phép bắn pháo hoa, Bản cam kết không sử dụng pháo nổ từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 3.799
0 Bình luận
Sắp xếp theo