Sau khi tiêm vaccine Covid cần chú ý gì?

Sau khi tiêm vaccine Covid 19 cần kiêng gì hay những điều cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin Covid19 là những thông tin rất cần thiết cho những ai chuẩn bị tiêm phòng vắc xin Covid19. Sau đây là một số những việc cần làm sau tiêm vắc xin Covid19 để đảm bảo an toàn và tốt nhất cho sức khỏe người tiêm, mời các bạn cùng tham khảo.

Việc chuẩn bị tốt các thông tin về những việc cần làm trước và sau khi tiêm vắc xin Covid19 sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm khi đến lượt được tiêm vắc xin COVID-19 cũng như giúp cơ thể nhanh phục hồi và khỏe mạnh. Sau đây là chi tiết những điều cần làm trước khi tiêm Covid19 và những điều nên tránh sau tiêm Covid19, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Những điều cần làm trước khi tiêm Covid19

1. Chuẩn bị thông tin giấy tờ chứng minh được độ tuổi và công việc của mình, để chứng minh bạn đến lượt và quyền ưu tiên được tiêm vắc xin COVID. Khai báo các thông tin cá nhân trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.

2. Chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ liên quan sức khỏe của bạn. Nếu bạn đang tiềm ẩn một số bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận mạn, béo phì, dị ứng thuốc…, cần xuất trình bằng chứng rằng bạn có bệnh lý đó và tư vấn bác sĩ trước khi tiêm.

3. Tránh dùng steroid trước tiêm: Các chuyên gia y tế khuyến cáo tránh dùng steroid một tuần trước khi tiêm chủng. Các steroide như prednisone và dexamethasone thường dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý tự miễn khác. Không nên dùng steroid một tuần trước, hiện tại và sau khi tiêm chủng, vì steroid ức chế mạnh quá trình viêm và có thể làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm đáp ứng đối với vắc xin COVID-19. Bạn cần thông báo về kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 cho bác sĩ điều trị bệnh của mình. Nếu đang sử dụng thuốc steroid, bác sĩ có thể kê toa những thuốc có tác dụng tương tự, nhưng không làm ức chế miễn dịch cơ thể.

4. Đi tiêm đúng ngày, giờ hẹn và tuân thủ thực hiện 5K tại điểm tiêm chủng: Đến chính xác địa điểm và đúng giờ, tránh bị chậm trễ và ùn tắc trong đám đông. Điều này đặc biệt quan trọng khi các các địa điểm tiêm chủng mở ra hàng loạt. Bạn cần quan sát những người cùng đi tiêm, nhằm giữ khoảng cách tối thiểu theo khuyến cáo và thực hiện 5K.

5. Không dùng thuốc giảm đau trước tiêm: Các chuyên gia khuyên không nên dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay non-steroide ngay trước khi tiêm vắc xin COVID-19 vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin. Ibuprofen là một loại thuốc chống viêm, sẽ ngăn cản nỗ lực của vắc xin trong việc huấn luyện hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng với virus bằng cách làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Nếu có các phản ứng phụ sau khi tiêm như đau cánh tay, ớn lạnh và đau cơ…, đó là do hệ thống miễn dịch đang học cách tạo ra các kháng thể chống lại virus.

6. Bù đủ nước cho cơ thể: Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe hằng ngày mà còn có thể kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu do vắc xin COVID-19 gây ra.

7. Không uống rượu bia trước và vào ngày tiêm chủng: Không chỉ có vậy,trong thời kỳ đại dịch, các chuyên gia khuyến cáo tránh uống rượu bia để tối ưu hóa sức khỏe. Giữ sức khỏe tốt nhất giúp hệ thống miễn dịch của bạn ở trạng thái tốt nhất, giúp chống lại vi rút nếu bạn bị phơi nhiễm hoặc giúp tạo ra kháng thể chống lại vi rút khi bạn tiêm chủng.

8. Mặc quần áo thích hợp: Mặc trang phục phù hợp để tiến hành tiêm chủng thuận lợi (dễ dàng tiếp cận vùng da ở phần trên cánh tay của bạn).

9. Nên tiêm vào cánh tay không thuận: Phòng trường hợp bạn bị đau ở nơi tiêm và khó khăn khi cử động cánh tay. Cánh tay thuận giúp bạn có thể thực hiện được các hoạt động hằng ngày.

10. Chủ động tìm hiểu rõ các thông tin về phản ứng phụ của vắc xin trước khi tiêm. Sau khi tiêm vắc xin phải đợi ít nhất 30 phút để xem có phản ứng hay gặp tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm hay không. Nếu có bất cứ triệu chứng nào phát sinh, báo ngay cho bác sĩ tại nơi tiêm. Bạn cần lưu giữ giấy xác nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19. Không nên lái xe ngay sau khi tiêm vắc xin để phòng những tình huống bất ngờ. Cập nhật trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử các phản ứng sau tiêm gặp phải nếu có. Không bôi, đắp thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vết tiêm. Ghi nhớ tên, địa chỉ, số điện thoại của bác sĩ theo dõi và cơ sở y tế cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

2. Làm gì sau khi tiêm phòng Covid19

1. Sau tiêm Covid19 nên kiêng gì

Tránh uống rượu sau khi tiêm.

Nên tránh uống rượu sau khi tiêm vắc xin COVID-19 vì rượu có thể ức chế miễn dịch, làm cơ thể mất nước. Uống rượu làm suy giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn cho việc phân biệt giữa phản ứng của rượu và phản ứng của vắc xin.

Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa

Thức ăn nhanh, thức ăn chế biến bằng cách chiên, rán, nướng nhiều dầu mỡ như: Gà rán, xúc xích, lạp xưởng, khoai tây chiên… chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây ra những tác hại cho sức khỏe.

2. Các thực phẩm nên ăn sau tiêm Covid19

Nước rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt sau tiêm vắc xin COVID-19.

Nước chiếm 50-60% trọng lượng cơ thể người trưởng thành. Nước cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Nước bảo vệ các mô, cơ quan và điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Để đảm bảo quá trình hấp thu, chuyển hóa và đào thải của cơ thể, cần cung cấp đủ nước từ đồ uống và thức ăn. Nhu cầu khuyến nghị nước khoảng 35-40ml/kg/ngày, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tình trạng sinh lý, điều kiện thời tiết, điều kiện lao động, sinh hoạt…

Sau khi tiêm vắc xin COVID -19, thường có các dấu hiệu đau sốt, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể lại càng có vai trò quan trọng, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng. Khi uống nước, nên uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống. Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép để cung cấp thêm vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.

Cá rất giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể: Vitamin A, D, magie, kẽm…. Đặc biệt, một số loại cá chứa lượng lớn omega-3: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi… có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy nên ăn tăng cường ăn cá, ít nhất 3 lần/tuần.

Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng quan trọng, tham gia vào nhiều chức năng trong cơ thể. Vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch, tham gia vào biệt hóa tế bào miễn dịch. Đồng thời, vitamin A cũng có vai trò trong bảo vệ sự toàn vẹn của da, niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp là những hàng rào đầu tiên ngăn cản mầm bệnh. Thực phẩm giàu vitamin A: Gấc, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, ớt chuông, rau bina, xoài, bông cải xanh, dầu gan cá…

Thực phẩm giàu vitamin C, E

Vitamin C là chìa khóa cho sự tăng trưởng và hoạt động hàng ngày của hầu hết các mô cơ thể. Cả vitamin C và vitamin E đều được biết đến với vai trò chất chống oxy hóa mạnh của cơ thể, có tác dụng bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin C có nhiều trong hoa quả tươi và rau xanh, bao gồm: Bưởi, chanh, cam, ổi, dâu tây, kiwi, đu đủ, bông cải xanh, bông cải trắng, ớt chuông, rau ngót, rau cải,… Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm.

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến rối loạn điều hòa phản ứng miễn dịch của cơ thể. Nguồn thực phẩm giàu vitamin D: Cá, trứng, sữa…

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là một vi khoáng cần thiết cho cơ thể, có vai trò xúc tác và cấu trúc cho rất nhiều enzym chuyển hóa trong cơ thể. Kẽm có vài trò tăng cường miễn dịch, giúp vết thương mau lành, giúp duy trì vị giác và khứu giác. Thực phẩm giàu kẽm: Sò, hàu, tôm, cua biển, ghẹ, ngũ cốc nguyên hạt…

Sau khi tiêm vắc xin COVID -19 người có thể mệt mỏi, sốt, sưng đau và chán ăn, vì vậy nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo đậu xanh thịt băm… uống nhiều nước, nước ép hoa quả và chia nhỏ bữa ăn.

3. Những lưu ý sau tiêm Covid19

Các tác dụng phụ thường
gặp

Lời khuyên hữu ích

Bạn có thể có một số tác dụng phụ, đó là
những dấu hiệu bình thường mà cơ thể bạn
đang trong giai đoạn phát huy hiệu quả và
bảo vệ. Các tác dụng phụ bao gồm:
Trên cánh tay, vị trí tiêm thuốc:
• Đau
• Vết đỏ
• Sưng
Trong suốt phần còn lại của cơ thể:
• Mệt mỏi
• Đau cơ
• Sốt
• Ớn lạnh
• Đau đầu
• Buồn nôn
Các tác dụng phụ có biểu hiện giống như
cảm cúm và thậm chí ảnh hưởng đến khả
năng sinh hoạt hàng ngày của bạn, nhưng
chúng sẽ biến mất sau vài ngày.
Các tác dụng phụ là một dấu hiệu cho thấy
vắc-xin đang hoạt động với mục đích giúp
cơ thể cách chống lại COVID-19 nếu bị phơi
nhiễm. Điều đó KHÔNG có nghĩa là bạn bị
nhiễm dịch COVID-19. Vắc-xin không gây
dịch bệnh COVID-19.
Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe của mình
sau khi tiêm chủng, hãy gọi cho bác sĩ hoặc
nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Nếu bạn bị đau hoặc khó chịu, hãy tham
khảo với nhà cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe về việc dùng thuốc không
kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc
acetaminophen.
Để giảm đau và khó chịu, vị trí tiêm thuốc:
• Đắp một khăn sạch, mát, và ướt lên khu
vực tiêm thuốc.
• Sử dụng hoặc tập thể dục cánh tay.
Để giảm sự khó chịu do sốt:
• Uống nhiều chất dung dịch lỏng.
• Mặc quần áo nhẹ.

Khi nào nên gọi bác sĩ

Trong nhiều trường hợp, khó chịu do sốt
hoặc đau là bình thường. Hãy liên hệ với
bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc
sức khỏe:
• Nếu vị trí tiêm thuốc, vết đỏ tăng lên hay
cực kỳ nhạy cảm với cơn đau sau 24 giờ
• Nếu các tác dụng phụ khiến bạn lo lắng
hoặc dường như không biến mất sau
một vài ngày

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3.262
0 Bình luận
Sắp xếp theo