Sars-cov-2 là gì?

Sars-cov-2 hay còn được mọi người biết đến với những tên gọi Virus Corona, Covid19 hiện đang là nguyên nhân gây ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp cực kỳ nguy hiểm đối với con người. Sau đây là một số thông tin tìm hiểu về virus Sars-cov-2, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Virus Corona là gì?

Virus Corona là chủng virus mới chưa từng xuất hiện ở người, có tên gọi từ nguồn gốc tiếng Latin. Vi rút Corona là chủng virus được bao bọc bằng những chiếc gai bao bọc bên ngoài, tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong.

Bùng phát vào cuối tháng 12/2019, bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona ban đầu được xác nhận là một loại bệnh “viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi không rõ nguyên nhân”. Chỉ sau 100 ngày xuất hiện, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona đã nhanh chóng tác động tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử.

Tên gọi vi rút Corona có nguồn gốc từ tiếng Latin, trong đó “corona” có nghĩa là “vương miện” hoặc “hào quang”. Virus này có những chiếc gai bao bọc bên ngoài, chúng tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong.

2. Covid 19 là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (nCoV) là Covid 19. Tên gọi mới này gọi tắt của coronavirus disease 2019, theo các từ khóa “corona”, “virus”, “disease” (dịch bệnh) và 2019 là năm mà loại virus gây đại dịch này xuất hiện.

Tháng 2/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại Virus – International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mới của vi-rút corona là Sars-CoV-2. Đây là tên gọi khác với tên Covid 19 mà WHO đã chỉ định trước đó.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng corona virus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tạm thời gọi là 2019-nCoV có trình tự gen giống với Sars-CoV trước đây, với mức tương đồng lên tới 79,5%.

3. Virus corona chủng mới là gì?

Virus Corona 2019 là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng trong mũi, xoang hoặc cổ họng. Có 7 loại virus Corona, trong đó, 4 loại không nguy hiểm là 229E, NL63, OC43 và HKU1; hai loại khác là MERS-CoV và SARS-CoV nguy hiểm hơn và từng gây ra đại dịch toàn cầu. Bên cạnh đó, còn một loại virus Corona thuộc chủng mới (màu vàng) ký hiệu 2019-nCoV hoặc nCoV, còn được gọi với cái tên “Virus Vũ Hán” đang “tung hoành” suốt từ cuối năm 2019 đến nay. Đây là tác nhân gây ra bệnh viêm phổi cấp, khiến hơn 100 triệu người mắc, hơn 2 triệu người tử vong trên thế giới (*).

Đây là dạng virus mới nên con người chưa từng có miễn dịch, kể cả miễn dịch chéo trước đó. Virus Corona là một họ virus lớn thường lây nhiễm cho động vật nhưng đôi khi chúng có thể tiến hóa và lây sang người. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó đi vào trong một số tế bào và chiếm lấy bộ máy tế bào (gây tổn thương viêm đặc hiệu ở đường hô hấp), đồng thời virus chuyển hướng bộ máy đó để phục vụ cho chính nó, tạo ra virus mới và nhiễm tiếp người khác. Người nhiễm 2019-nCoV có các triệu chứng cấp tính: ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong; đặc biệt ở những người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV là 14 ngày tức là từ lúc nhiễm virus Corona tới lúc phát bệnh là 14 ngày mới có biểu hiện lâm sàng. Điều này khiến cho các biện pháp kiểm soát hiện nay rất khó phát hiện.

4. Virus Corona gây bệnh như thế nào?

Hầu hết các loại virus Corona có con đường lây truyền giống như những loại virus gây cảm lạnh khác, đó là:

Người bệnh ho và hắt hơi mà không che miệng, dẫn tới phát tán các giọt nước vào không khí, làm lây lan virus sang người khỏe mạnh.

Người khỏe mạnh chạm hoặc bắt tay với người có virus Corona khiến virus truyền từ người này sang người khác.

Người khỏe mạnh tiếp xúc với một bề mặt hoặc vật thể có virus, sau đó đưa tay lên mũi, mắt hoặc miệng của mình.

Trong những trường hợp hiếm hoi, virus Corona có thể lây lan qua tiếp xúc với phân.

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, trung bình một bệnh nhân nhiễm virus Corona sẽ lây lan sang 5,5 người khác. Chính vì virus Covid-19 có khả năng lan truyền rất nhanh từ người sang người, nên nếu người dân không được trang bị kiến thức về phòng chống bệnh, đại dịch rất dễ xảy ra.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I, TP.HCM, Cố vấn cao cấp Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, ở nhiệt độ cao bên ngoài cơ thể (trên 20oC, đặc biệt là trên 25oC), ánh nắng, môi trường thông thoáng, virus Corona (2019-nCoV) sẽ yếu đi và giảm khả năng lây bệnh. Nhưng nếu ở nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, không thoáng khí, lạnh thì virus sẽ phát tán và lây lan rất nhanh vì đây là điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển.

5. Virus Sars Cov 2 được cấu tạo như thế nào?

Giống như các loại virus khác, virus Sars Cov 2 tiến hành thâm nhập sâu vào bên trong tế bào, thuần hóa tế bào thành cỗ máy nhân bản, nhân virus lên gấp nhiều lần. Nếu mục tiêu này hoàn thành, lượng virus Sars Cov 2 đủ lớn để phá vỡ hệ miễn dịch, khiến cơ thể không đủ đề kháng chống lại và nhiễm bệnh.

Virus Sars Cov 2 có dạng hình cầu, đường kính xấp xỉ 125 nanomet, với cấu tạo theo thứ tự từ trong ra ngoài như sau:

Lõi acid Nucleic: Đây là bộ gen của virus với kích thước 26-32 kilobase, đây là kích thước lớn nhất trong số các loại virus ARN. Lõi acid Nucleic chứa sợi ARN đơn dương (sợi phân tử polyme có vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa, và biểu hiện của gen), giúp virus tiến hành nhân bản nhanh hơn.

Vỏ Protein: Lớp vỏ này đóng vai trò bảo vệ, được bao bọc bên ngoài bộ gen.

Lớp vỏ ngoài: Vỏ ngoài bao gồm lớp kép lipit và protein, bên trên có lớp gai protein thực hiện các nhiệm vụ của kháng nguyên, giúp virus xâm nhập vào các tế bào dễ dàng.

6. Hệ gen của virus corona là gì?

Bộ gen của virus corona là bộ gen lớn nhất trong số các virus RNA, bao gồm các vùng: vùng 5’UTR, khung đọc mở, vùng 3’UTR và cuối cùng là đuôi-poly (A).

Có 4 protein cấu trúc được bảo tồn trên các CoV đó là protein (S), protein màng (M), protein vỏ (E) và nucleocapsid (N) protein. Trong đó, Protein S chịu trách nhiệm liên kết với tế bào vật chủ và là thụ thể để virus xâm nhập vào tế bào. Các protein M, E và N là một phần của nucleocapsid của các hạt virus.

cấu trúc sars-cov-2

Theo các nghiên cứu, bộ gen của virus corona có các mặt tương đồng như sau:

  • Tương đồng 50% mã gen so với chủng virus MERS-CoV;
  • Tương đồng 79,5% mã gen so với chủng virus SARS-CoV;
  • Tương đồng 96% mã gen so với chủng virus Corona được phát hiện trong dơi, đặc biệt là dơi móng ngựa;
  • Tương đồng 99% mã gen so với chủng virus Corona có trong loài Tê tê.

Khi phân tích vi rút Corona, các nhà khoa học nhận thấy vi rút Corona cùng loài với virus gây bệnh SARS vào năm 2003 với độ tương đồng lên đến 94.6% các chuỗi axit amin.

Trong bộ gen của vi rút Corona có một gen thiết yếu là RdRp (RNA phụ thuộc RNA polymerase), gen này có độ bảo tồn cao, được dùng để chẩn đoán phát hiện vi rút Corona.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 89
0 Bình luận
Sắp xếp theo