San lấp đất nông nghiệp có bị xử phạt không?

Nhu cầu san lấp mặt bằng phục vụ xây dựng đang ngày một gia tăng trong nhưng năm gần đây. Vậy san lấp đất nông nghiệp có bị xử phạt hay không là câu hỏi nhiều người quan tâm, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.

1. Sử dụng sai mục đích sử dụng đất có bị xử phạt không?

Theo quy định Điều 12 Luật đất đai 2013 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai, trong đó tại khoản 3 có quy định hành vi:

Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

Mức xử phạt đối với hành vi san lấp đất nông nghiệp được quy định tại Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP từ 2.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng tùy thuộc vào diện tích đất san lấp.

2. Tự ý san lấp đất ruộng có bị phạt không?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì hành vi làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề là hành vi hủy hoại đất.

Đồng thời, một trong những hành vi bị cấm theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013 là lấn chiếm, hủy hoại đất đai.Trường hợp tự ý san lấp đất ruộng dẫn tới bề mặt ruộng cao hơn hoặc thấp hơn các thửa đất liền kề được xác định là hành vi hủy hoại đất.

Do vậy, nếu thực hiện hành vi trên, tùy thuộc vào diện tích đất bị hủy hoại, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất theo quy định tại Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.

Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính, người có hành vi san lấp đất trái phép còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Nếu không chấp hành biện pháp xử lý thì có thể bị Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 64 Luật đất đai 2013.

San lấp đất nông nghiệp có bị xử phạt không?

3. Đất trồng cây lâu năm có được san lấp?

Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định các nguyên tắc sử dụng đất như sau:

“1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Mục đích sử dụng đất được ghi rõ tại trang 2 của giấy chứng nhận theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.

Như vậy, người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích ghi trong giấy chứng nhận, trường hợp muốn san lấp để xây dựng nhà ở... phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được xây dựng nhà ở khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Do đó, việc tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất sẽ bị phạt.

5. Hành vi đổ đất trên đất nông nghiệp có phạm luật?

San mặt bằng hoặc san lấp mặt bằng, là công việc thi công san phẳng nền đất một công trình xây dựng hay một mặt bằng quy hoạch, từ một mặt đất có địa hình tự nhiên cao thấp khác nhau. San phẳng là việc đào những chỗ đất cao nhất trong nội tại vùng đất đó vận chuyển đến các vùng thấp nhất và đắp vào những chỗ thấp đó, nhằm làm phẳng lại bề mặt địa hình vùng đất đó theo chủ định trước của con người (mặt thiết kế định trước, có kể đến độ dốc thoát nước bề mặt).

San lấp đất nông nghiệp có bị xử phạt hay không?

Khoản 25 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định:

25. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định

Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

“Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa”.

Sau khi thực hiện san lấp đất, những mảnh đất được san lấp sẽ có thể sẽ trở thành đất phi nông nghiệp như: nhà xưởng, mặt bằng kinh doanh, nhà ở,… hoặc tự ý san lấp để thực hiện dự án, đổi sang mô hình trang trại mà không được sự đồng ý của Nhà nước.

Hành vi san lấp đất nông nghiệp được hiểu là hành vi thay đổi cấu tạo của đất và thay đổi giá trị, công dụng của đất nên có thể bị coi là hành vi hủy hoại đất, sử dụng đất không đúng mục đích. Bên cạnh đó, hành vi hủy hoại đất là hành vi cấm trong luật đất đai 2013, nên sẽ bị xử phạt. Ngoài xử phạt hành chính, người có hành vi hủy hoại đất còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 228 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

Điều 228. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp, Mẫu đơn xin thuê đất nông nghiệp từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3.601
0 Bình luận
Sắp xếp theo