Quyết định thí điểm thanh tra an toàn thực phẩm tại Hà Nội và Hồ Chí Minh số 38/2015/QĐ-TTg

Thí điểm thanh tra an toàn thực phẩm tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Quyết định thí điểm thanh tra an toàn thực phẩm tại Hà Nội và Hồ Chí Minh số 38/2015/QĐ-TTg là văn bản pháp luật có hiệu lực ngày 15/11/2015. Quyết định 38/2015/QĐ-TTg bao gồm 5 chương, 25 điều hướng dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện và triển khai chương trình thanh tra thí điểm tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Mời các bạn nghiên cứu cụ thể nội dung Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 38/2015/QĐ-TTgHà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH
THÍ ĐIỂM TRIỂN KHAI THANH TRA CHUYÊN NGÀNH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ VÀ PHƯỜNG, XÃ, THỊ TRẤN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;

Căn cứ Nghị định số 122/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra y tế;
Thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2015 số 04/NQ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là cấp quận) và phường, xã, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp phường) của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương I.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Quyết định này quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, thẩm quyền của người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận, cấp phường; nội dung thanh tra, hoạt động thanh tra, trách nhiệm quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm ở cấp quận, cấp phường; sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, địa bàn và thời gian thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận, cấp phường tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đối tượng áp dụng:

Quyết định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm ở cấp quận, cấp phường của thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 2. Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm ở cấp quận, cấp phường

1. Ở cấp quận giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cho công chức, viên chức thuộc biên chế của các phòng: Y tế, Kinh tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Y tế, Đội Quản lý thị trường.

2. Ở cấp phường giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cho viên chức thuộc biên chế của Trạm Y tế; công chức cấp phường phụ trách nông nghiệp, kinh tế.

3. Ngoài các công chức, viên chức quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận căn cứ yêu cầu quản lý về an toàn thực phẩm của địa phương giao các công chức, viên chức thuộc biên chế của các đơn vị khác của quận, của phường quản lý về an toàn thực phẩm thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (nếu cần).

Điều 3. Tiêu chuẩn của người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận, cấp phường

1. Là công chức, viên chức quy định tại Điều 2 của Quyết định này giúp Ủy ban nhân dân cấp quận, cấp phường quản lý về an toàn thực phẩm.

2. Am hiểu pháp luật, có ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan đến quản lý an toàn thực phẩm.

3. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra.

Điều 4. Thẩm quyền quyết định phân công người thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm ở cấp quận, cấp phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, cấp phường căn cứ đối tượng và tiêu chuẩn quy định tại Điều 2, Điều 3 của Quyết định này và yêu cầu quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn quyết định phân công công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm; quy định số lượng người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại cấp quận, cấp phường. Trường hợp phân công công chức, viên chức không thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp quận, cấp phường thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm thì phải có sự thống nhất của Thủ trưởng đơn vị quản lý công chức, viên chức đó trước khi quyết định.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận

1. Tham mưu cho Phòng Y tế là cơ quan đầu mối xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm của quận trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch.

2. Tham gia đoàn thanh tra hoặc thanh tra độc lập việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn quận theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận.

3. Tham gia đoàn thanh tra tiến hành thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến nội dung an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp tỉnh, thành phố.

4. Giúp Phòng Y tế và các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận.

Đánh giá bài viết
1 100
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo