Quyết định đề án đổi mới chương trình học và sách giáo khoa mới số 404/QĐ-TTg

Quyết định 404/QĐ-TTg năm 2015 về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Đổi mới chương trình và sách giáo khoa

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

Số: 404/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO
KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI;

Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông với các nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu

Xây dựng, ban hành chương trình giáo dục phổ thông (sau đây gọi tắt là chương trình) mới, sách giáo khoa phổ thông (sau đây gọi tắt là sách giáo khoa) mới phù hợp với hệ thống giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội và tuyên bố của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc: “Học để biết - Học để làm - Học để chung sống - Học để tự khẳng định mình”, góp phần tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng, hiệu quả giáo dục và phát triển con người Việt Nam toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ, hướng tới “công dân toàn cầu”.

2. Nguyên tắc xây dựng chương trình mới, sách giáo khoa mới

a) Quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; bảo đảm tính đồng bộ giữa các chương trình, đề án thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ; tính đồng bộ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của chương trình mới.

b) Chương trình mới, sách giáo khoa mới bảo đảm tính tiếp nối, liên thông giữa các cấp học, các lớp học, giữa các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

c) Chương trình mới, sách giáo khoa mới bảo đảm yêu cầu giảm tải, tính thiết thực; cập nhật với xu thế giáo dục hiện đại trên thế giới và gắn với chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường.

5. Lộ trình thực hiện

a) Giai đoạn 1 (4/2015 - 6/2016):

- Tổ chức thông tin tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

- Xây dựng, phê duyệt các chương trình, dự án, đề án có liên quan với Đề án này.

- Thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, các ban chuyên môn và các hội đồng thẩm định; ban hành quy định về tổ chức, chỉ đạo, giám sát, đánh giá việc xây dựng, biên soạn, thẩm định chương trình mới, sách giáo khoa mới.

- Tập huấn, bồi dưỡng cho người tham gia xây dựng, biên soạn, thẩm định chương trình mới, sách giáo khoa mới.

- Xây dựng cơ chế, chính sách để huy động chuyên gia giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý và cộng đồng tham gia đóng góp trong quá trình xây dựng, biên soạn, thẩm định chương trình mới, sách giáo khoa mới.

- Xây dựng, thẩm định, thực nghiệm và ban hành chương trình mới; xây dựng học liệu điện tử theo chương trình mới.

- Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thực nghiệm sách giáo khoa mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn.

b) Giai đoạn 2 (7/2016 - 6/2018):

- Biên soạn, thẩm định, thực nghiệm, phê duyệt cho phép sử dụng và phát hành được ít nhất một bộ sách giáo khoa mới của lớp 1, lớp 6 và lớp 10.

- Biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy học theo chương trình mới.

- Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới đối với lớp 1, lớp 6 và lớp 10.

- Biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương.

- Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy định về chế độ, chính sách liên quan đến việc thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới.

- Tiếp tục tổ chức thông tin tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

c) Giai đoạn 3 (7/2018 - 12/2023):

- Từ năm học 2018 - 2019, bắt đầu triển khai áp dụng chương trình mới, sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Biên soạn, thẩm định, thực nghiệm, phê duyệt cho phép sử dụng và phát hành sách giáo khoa mới của các lớp còn lại.

- Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới đối với các lớp còn lại.

- Đánh giá chương trình trong quá trình triển khai thực hiện.

- Tiếp tục tổ chức thông tin tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

Điều 2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và các cơ quan

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể hóa nội dung Đề án thành các chương trình, kế hoạch, dự án chi tiết theo từng giai đoạn, từng năm để thực hiện Đề án; đồng thời xây dựng và tổ chức thực hiện các Đề án có liên quan với Đề án này theo Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ.

b) Thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; các ban xây dựng chương trình, các ban biên soạn sách giáo khoa; Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình; Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.

c) Báo cáo Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo phương án tổ chức xây dựng chương trình mới, biên soạn sách giáo khoa mới.

d) Đề xuất cơ quan có thẩm quyền khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp, thành tích xuất sắc trong xây dựng, biên soạn, thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới.

đ) Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi cả nước theo từng năm, từng giai đoạn, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính

Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo bố trí, cân đối nguồn vốn để thực hiện Đề án theo quy định; hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

3. Các Bộ, ngành và cơ quan khác có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo quy định, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện Đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan liên quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Vũ Đức Đam

Đánh giá bài viết
1 2.727
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo