Quyết định 923/QĐ-TTg Chương trình tái cơ cấu kinh tế, chống thiên tai, ổn định đời sống dân cư

Quyết định 923/QĐ-TTg - Chương trình tái cơ cấu kinh tế, chống thiên tai, ổn định đời sống dân cư

Quyết định 923/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phòng chống giảm nhẹ thiên tai và ổn định đời sống dân cư. Theo đó, hỗ trợ 7.331 tỷ đồng để ổn định đời sống dân cư cho các đối tượng tại Quyết định 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012, Quyết định 64/2014/QĐ-TTg ngày 18/11/2014.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 923/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU TÁI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÒNG CHỐNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI, ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG DÂN CƯ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Hỗ trợ ngành trồng trọt và chăn nuôi thực hiện tái cơ cấu theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao, bền vững, góp phần đạt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất (GTSX) bình quân hàng năm ngành trồng trọt từ 2,5 - 3%, chăn nuôi từ 4 - 5%; chủ động phòng chống giảm nhẹ thiên tai và ổn định đời sống dân cư nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận (hoặc tương đương) đối với cây trồng đạt trên 70%; đối với bò thịt, tỷ lệ bò lai đạt 70%; đối với lợn và gia cầm, tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật đạt khoảng 90%.

- Diện tích cây trồng áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến được cấp chứng nhận đạt từ 25 - 30 nghìn ha, diện tích cây trồng được ký hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm từ 400 - 500 nghìn ha; số lượng lợn chăn nuôi theo quy trình Viet Gahp đạt 5%, gà đạt 15%.

- Hỗ trợ 2.000 hợp tác xã thành lập mới và tổ chức lại 90% hợp tác xã nông nghiệp hiện có phù hợp với Luật Hợp tác xã năm 2012.

- Củng cố, tu bổ khoảng 650 km đê biển và 550 km đê sông; chủ động phòng chống và hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Sửa chữa, nâng cấp, đảm bảo an toàn 1.150 hồ chứa nước vừa và nhỏ; đáp ứng đủ nước ngọt phục vụ nhu cầu thiết yếu cho dân cư trên 12 đảo lớn, có đông dân cư sinh sống.

- Ổn định đời sống cho 11.500 hộ tại các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng; các hộ sau tái định cư công trình thủy lợi, thủy điện.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng

Đối tượng của Chương trình này được quy định tại điểm b khoản 5 Mục VI Quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ và một số chính sách đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ như: Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009, Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012, Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9 tháng 01 năm 2012, Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013, Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014, Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013, Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 09 tháng 12 năm 2009, Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2006, Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2009, Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2009, Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012, Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm 2014 và các đối tượng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Phạm vi, quy mô

- Hợp phần hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Bao gồm 4 nội dung, được triển khai ở tất cả các địa phương trong cả nước.

- Hợp phần hỗ trợ phòng chống giảm nhẹ thiên tai: Triển khai tại 28 tỉnh/thành phố có đê biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang; 19 tỉnh có hệ thống đê sông; 45 tỉnh/thành phố có hồ chứa nước (riêng dự án WB8 thực hiện tại 33 tỉnh), 12 đảo lớn có đông dân cư sinh sống.

- Hợp phần hỗ trợ ổn định đời sống dân cư: Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012 được triển khai thực hiện tại 54 tỉnh; Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg triển khai tại 13 tỉnh.

3. Thời gian thực hiện Chương trình: Từ năm 2016 đến hết năm 2020.

III. CÁC NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CHÍNH

1. Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp

a) Hỗ trợ phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi

- Đối tượng, phạm vi: Theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Nhiệm vụ triển khai thực hiện: Nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ về giống; nâng cấp các cơ sở giống ở trung ương và địa phương; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho một số vùng sản xuất giống trọng điểm; sản xuất giống gốc, giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, cây đầu dòng, giống cụ kỵ, giống ông bà, đàn hạt nhân; nhập nội nguồn gen, bản quyền tác giả và những giống mới; hoàn thiện khung pháp lý về giống phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý giống...

- Nguồn vốn đầu tư phát triển: Giai đoạn 2016 - 2020, ngân sách trung ương hỗ trợ khoảng 1.404 tỷ đồng để thực hiện các dự án đã phê duyệt ở trung ương và 22 địa phương.

b) Hỗ trợ hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Đối tượng, phạm vi: Theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9 tháng 01 năm 2012, Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013, Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012, số 575/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Nhiệm vụ: Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo từng sản phẩm có lợi thế của địa phương ứng dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến, tưới tiên tiến tiết kiệm nước...; hỗ trợ đầu tư hạ tầng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo quy hoạch được duyệt; hỗ trợ áp dụng sản xuất theo quy trình kỹ thuật tiên tiến, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Nguồn vốn đầu tư phát triển: Giai đoạn 2016 - 2020, ngân sách trung ương hỗ trợ 2.940 tỷ đồng.

Đánh giá bài viết
1 231
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo