Quyết định 786/QĐ-BYT 2019

Quyết định số 786/QĐ-BYT năm 2019

Quyết định 786/QĐ-BYT năm 2019 hướng dẫn can thiệp lạm dụng ma túy tổng hợp dạng amphetamine do Bộ trưởng Bộ y tế ban hành.

Nội dung Quyết định 786/QĐ-BYT năm 2019
Nội dung Quyết định 786/QĐ-BYT năm 2019

Nội dung Quyết định 786/QĐ-BYT năm 2019

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 786/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH 
BAN HÀNH HƯỚNG DẪN CAN THIỆP LẠM DỤNG MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG AMPHETAMINE

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) s 64/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 ca Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chng HIV/AIDS,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn can thiệp lạm dụng ma túy tổng hợp dạng Amphetamine”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS; Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- Ủy ban về CVĐXH của Quốc hội (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, AIDS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Viết Tiến

HƯỚNG DẪN CAN THIỆP LẠM DỤNG MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG AMPHETAMINE

(Ban hành kèm theo Quyết định số 786 /QĐ-BYT Ngày 01 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

THAM GIA BIÊN SOẠN

1. Chủ biên

PGS.TS.Bs Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS;

2. Nhóm biên soạn

- PGS.TS.Bs. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS;

- PGS.TS.Bs. Lê Minh Giang - Trường Đại học Y Hà Nội;

- PGS. TS.Bs. Đỗ Văn Dũng - Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh;

- TS.Bs. Hoàng Đình Cảnh - Cục Phòng, chống HIV/AIDS;

- Ths.Bs. Đỗ Hữu Thuỷ - Cục Phòng, chống HIV/AIDS;

- Ths.Bs. Nguyễn Thị Minh Tâm - Cục Phòng, chống HIV/AIDS;

- Ths.Bs. Trần Mạnh Cường - Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai;

- TS.Bs. Kiều Công Thủy - Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1;

- Ths.Bs. Nguyễn Hữu Anh - Trường Đại học Y Hà Nội;

- Ths.Bs. Nguyễn Song Chí Trung - Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh;

- TS. Nguyễn Trung Hải - Trường Đại học Lao động - Xã hội;

- CN. Trần Đức Trung - Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng.

3. Nhóm thư ký

- Ths.Bs. Đỗ Hữu Thuỷ - Cục Phòng, chống HIV/AIDS;

- Ths. Trần Thanh Tùng - Cục Phòng, chống HIV/AIDS;

- Ths. Mạc Thị Ngọc Mai - Cục Phòng, chống HIV/AIDS.

LỜI GIỚI THIỆU

Sử dụng ma túy tổng hợp nói chung và các chất kích thích dạng Amphetamine (ATS) nói riêng đang là một vấn đề khá phức tạp ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Theo báo cáo của nhiều quốc gia trên thế giới, trong số người sử dụng ma túy tổng hợp, phần lớn họ sử dụng và lạm dụng các chất kích thích dạng Amphetamine.Với xu hướng ra đời liên tục của nhiều loại ma túy tổng hợp mới cũng như sự gia tăng số người lạm dụng ma túy tổng hợp, việc lạm dụng ma túy tổng hợp đã không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến gia đình, cộng đồng, ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội, kinh tế và chính trị. Một số người bệnh có rối loạn tâm thần (hay còn gọi là ngáo đá) đó cũng là những tác động tiêu cực dễ thấy và là bệnh lý cùng như nguyên nhân tử vong thường gặp ở người lạm dụng ATS.

Trong những năm qua, Việt Nam đang cố gắng phối hợp với các quốc gia và tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức của Liên Hợp quốc để củng cố sự hợp tác, nâng cao hiệu quả giải quyết vấn nạn ma túy tổng hợp, tuy nhiên tình hình vẫn diễn biến phức tạp và chiều hướng số người sử dụng vẫn tiếp tục gia tăng. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy chưa có một giải pháp can thiệp nào thật sự hữu hiệu với người lạm dụng ATS mà cần một giải pháp tổng thể bao gồm các can thiệp về tâm lý xã hội và các liệu pháp điều trị giúp giảm các tác động không mong muốn với cả người sử dụng ATS cũng như với cộng đồng. Trong bối cảnh số người sử dụng ATS trong cộng đồng đang gia tăng thì rất cần thiết phải có thông tin và hướng dẫn can thiệp về lạm dụng ATS.

Nhằm giúp các cán bộ y tế và nhân viên xã hội có các kiến thức và hiểu biết về can thiệp cho những người lạm dụng ATS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã được Bộ Y tế giao là đơn vị đầu mối phối hợp với các Viện nghiên cứu, Trường Đại học và chuyên gia quốc tế để xây dựng Hướng dẫn can thiệp lạm dụng ma túy dạng Amphetamine.

Nhân dịp này, Cục Phòng, chống HIV/AIDS xin được gửi lời cảm ơn tới các chuyên gia đến từ các Tổ chức quốc tế, Các Vụ, Cục, Viện và Trường Đại học thuộc Bộ Y tế; Trường Đại học Lao động Xã hội và các tổ chức, cá nhân đã tham gia biên soạn cũng như góp ý cho Hướng dẫn này.

Lần đầu tiên biên soạn Hướng dẫn, mặc dù các chuyên gia đã cố gắng nhưng với kinh nghiệm can thiệp ở Việt Nam còn hạn chế, nên chắc chắn tài liệu này không tránh khỏi những thiếu sót. Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế rất mong nhận được sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để lần biên soạn sau Hướng dẫn có chất lượng tốt hơn.

Xin trân trọng cảm ơn.

CỤC TRƯỞNG

Nguyễn Hoàng Long

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU

CHỮ VIẾT TẮT

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

1. Mục đích của cuốn tài liệu?

2. Ai là người sử dụng tài liệu này?

3. Tài liệu được sử dụng như thế nào?

4. Nội dung chính của tài liệu?

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG ATS VÀ CÁC CAN THIỆP

1. Một số thuật ngữ

2. Tổng quan về ma tuý tổng hợp dạng Amphetamine

2.1. ATS là gì?

2.2. Tình hình sử dụng ATS trên thế giới và Việt Nam

2.3. Tác động của ATS

2.4. Khuynh hướng sử dụng ATS

2.5. Quá trình biến đổi tâm lý khi sử dụng ATS

3. Các biện pháp can thiệp ATS

3.1. Điều trị thuốc

3.2. Điều trị tâm lý, xã hội

4. Nguyên tắc chung can thiệp lạm dụng chất ATS

5. Một số quy trình can thiệp lạm dụng chất ATS

5.1. Quy trình chung sàng lọc can thiệp sử dụng ATS

5.2. Quy trình can thiệp giảm sử dụng ATS cho bệnh nhân trong cộng đồng theo phân loại ASSIST

CHƯƠNG 2 SÀNG LỌC, ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU VÀ CHẨN ĐOÁN LẠM DỤNG ATS

1. Sàng lọc mức độ sử dụng ATS

1.1. ASSIST là gì?

1.2. Ai có thể sử dụng được ASSIST?

1.3. Sử dụng ASSIST cho khách hàng nào, ở đâu?

1.4. Các bước sàng lọc ASSIST

2. Đánh giá tổng quan

2.1. Mục đích của đánh giá tổng quan

2.2. Nguyên tắc trong thực hiện đánh giá tổng quan

2.3. Các nội dung chính trong đánh giá tổng quan

2.5. Khám lâm sàng

2.5. Cận lâm sàng

3. Chẩn đoán nghiện

4. Các chỉ số liên quan đến hoạt động đánh giá trước can thiệp

CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP TÂM LÝ VÀ HÀNH VI

1. Can thiệp ngắn

1.1. Can thiệp ngắn là gì?

1.2. Đối tượng áp dụng

1.3. Người thực hiện và nơi thực hiện

1.4. Các bước thực hiện sàng lọc và can thiệp ngắn

2. Phỏng vấn tạo động lực và liệu pháp tăng cường động lực

2.1. Phỏng vấn tạo động lực

2.2. Liệu pháp tăng cường động lực

3. Quản lý hành vi tích cực

3.1. Khái niệm

3.2. Đối tượng áp dụng quản lý hành vi tích cực

3.3 Người thực hiện và nơi thực hiện

3.4. Cấu trúc của quản lý hành vi tích cực

4. Trị liệu nhận thức hành vi

4.1. Khái niệm

4.2. Đối tượng áp dụng

4.3 Người thực hiện và nơi thực hiện

4.4. Cấu trúc của trị liệu nhận thức hành vi

5. Chương trình điều trị ngoại trú lồng ghép theo mô hình Matrix

5.1. Khái niệm

5.2. Đối tượng áp dụng

5.3. Người thực hiện và nơi thực hiện

5.4. Cách thực hiện

6. Can thiệp gia đình

6.1. Giáo dục tâm lý gia đình

6.2. Tư vấn gia đình

CHƯƠNG 4 ĐIỀU TRỊ CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN TRÊN BỆNH NHÂN LẠM DỤNG ATS

1. Chuyển gửi bệnh nhân rối loạn tâm thần liên quan đến sử dụng ATS đến cơ sở y tế

2. Sàng lọc và chẩn đoán các rối loạn tâm thần liên quan đến lạm dụng ATS

2.1. Ngộ độc ATS cấp

2.2. Rối loạn loạn thần do sử dụng ATS

2.3. Trầm cảm liên quan đến sử dụng ATS

2.4. Trạng thái cai ATS

2.5. Chẩn đoán nghiện ATS

3. Rối loạn tâm thần đồng diễn trên bệnh nhân sử dụng ATS

3.1. Đặc điểm

3.2. Các dấu hiệu nhận biết loạn thần sắp xảy ra

3.3. Các bước phản ứng

3.4. Giao tiếp với người loạn thần cấp

3.5. Trầm cảm ở người sử dụng ATS

3.6. Rối loạn lo âu

4. Hướng dẫn các cơ sở y tế tiếp nhận, quản lý, điều trị các đối tượng có dấu hiệu tâm thần do sử dụng ATS

4.1. Tiếp nhận

4.2. Điều trị

4.3. Quản lý

5. Điều trị các rối loạn tâm thần trên bệnh nhân lạm dụng ATS

5.1. Điều trị nhiễm độc cấp ATS

5.2. Rối loạn loạn thần do sử dụng ATS

5.3. Trầm cảm liên quan đến sử dụng ATS

5.4. Trạng thái cai ATS

6. Chỉ số đánh giá điều trị các rối loạn tâm thần

6.1. Đánh giá trước can thiệp

6.2. Theo dõi và đánh giá trong can thiệp

6.3. Đánh giá và theo dõi sau can thiệp

CHƯƠNG 5 CAN THIỆP TRÊN MỘT SỐ BỆNH NHÂN ĐẶC THÙ

1. Nguy cơ nhiễm HIV và các biện can thiệp giảm hại với người lạm dụng ATS

1.1. Nguy cơ nhiễm HIV của người lạm dụng ATS

1.2. Các biện pháp can thiệp giảm hại

2. Can thiệp trên một số nhóm bệnh nhân đặc thù

2.1. Bệnh nhân đang điều trị Methadone

2.2. Người sử dụng ATS vì mục đích công việc

2.3. Nam quan hệ tình dục đồng giới

2.4. Phụ nữ và ATS

2.5. Trẻ em và thanh thiếu niên

2.6. Tương tác với các chất khác

CHƯƠNG 6 HỖ TRỢ XÃ HỘI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG

1. Các khái niệm

1.1. Hỗ trợ xã hội trong điều trị nghiện ma túy

1.2. Nhân viên hỗ trợ xã hội

2. Vai trò của nhân viên hỗ trợ xã hội

2.1. Vai trò tạo điều kiện thuận lợi

2.2. Vai trò kết nối

2.3. Vai trò tư vấn

2.4. Vai trò huy động nguồn lực

2.5. Vai trò biện hộ

2.6. Vai trò truyền thông

2.7. Vai trò là người giáo dục

3. Các nguyên tắc đối với nhân viên hỗ trợ xã hội

3.1. Tôn trọng và chấp nhận người nghiện ma túy

3.2. Đảm bảo tính bí mật thông tin của người nghiện ma túy

3.3. Khích lệ và không phán xét người nghiện ma túy

3.4. Để quyền tự quyết định cho người nghiện ma túy

3.5. Tạo điều kiện người nghiện ma túy tham gia vào các hoạt động tích cực

4. Các hoạt động hỗ trợ xã hội với người nghiện ma túy

4.1. Giảm kỳ thị của cộng đồng với người nghiện ma tuý

4.2. Huy động cộng đồng hỗ trợ quá trình phục hồi của người nghiện ma túy

4.3. Tổ chức mạng lưới cộng đồng hỗ trợ người nghiện ma túy

4.4. Hỗ trợ dạy nghề, tìm việc làm cho người nghiện ma túy

4.5. Hỗ trợ sinh kế bền vững cho người nghiện ma túy

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN BẢNG CÂU HỎI ASSIST VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM

Phụ lục 2. CHẨN ĐOÁN LỆ THUỘC ATS

Phụ lục 3. HỘI CHỨNG CAI ATS

Phụ lục 4. THANG SÀNG LỌC SỨC KHỎE TÂM THẦN

Phụ lục 5. BỆNH ÁN ĐIỀU TRỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành:Bộ Y tếNgười ký:Nguyễn Viết Tiến
Số hiệu:786/QĐ-BYTLĩnh vực:Văn hóa - Xã hội
Ngày ban hành:01/03/2019Ngày hiệu lực:01/03/2019
Loại văn bản:Quyết địnhNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:Còn hiệu lực
Đánh giá bài viết
5 268
0 Bình luận
Sắp xếp theo