Quyết định 4487/QĐ-BYT: Chuẩn đoán và điều trị bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em

Quyết định 4487/QĐ-BYT: Chuẩn đoán và điều trị bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em

Quyết định 4487/QĐ-BYT: Chuẩn đoán và điều trị bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là quyết định được Bộ Y tế ban hành vào ngày 18 tháng 08 năm 2016 về việc hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em, quyết định nói rõ về những dấu hiệu cho thấy trẻ em mắc bệnh cho đến việc điều trị cho những trẻ em mắc bệnh suy dinh dưỡng, mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bản quyết định tại đây.

Nghị định 105/2012/NĐ-CP về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức

Luật doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13

Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BGDĐT-BQP thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự và đào tạo nhân viên chuyên môn cho quân đội

BỘ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 4487/QĐ-BYTHà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY DINH DƯỠNG CẤP TÍNH Ở TRẺ EM TỪ 0 ĐẾN 72 THÁNG TUỔI

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi.

Điều 2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi được ban hành kèm theo Quyết định này được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Căn cứ vào Hướng dẫn này và điều kiện cụ thể của cơ sở, giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng và ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi phù hợp để thực hiện tại đơn vị.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng của các Vụ/Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 4;

- Bộ trưởng (để b/c);

- Cổng TTĐTBYT, Website Cục QLKCB;

- Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Viết Tiến

HƯỚNG DẪN
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY DINH DƯỠNG CẤP TÍNH Ở TRẺ EM TỪ 0 ĐẾN 72 THÁNG TUỔI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4487/QĐ-BYT ngày 18 tháng 8 năm 2016)

I. Đại cương

Bệnh suy dinh dưỡng (SDD) cấp tính là tình trạng bệnh lý mà cơ thể không nhận đủ năng lượng và đạm theo nhu cầu do cung cấp thiếu hoặc do bệnh lý, gây tình trạng trẻ bị giảm cân nhanh (gầy mòn) hoặc bị phù.

Nguy cơ tử vong của trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng cao gấp từ 5- 20 lần so với trẻ bình thường và có thể là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong ở trẻ hoặc có thể đóng vai trò gián tiếp làm tăng nhanh nguy cơ tử vong ở những trẻ bị mắc các bệnh phổ biến như tiêu chảy và viêm phổi.

Hướng dẫn này áp dụng cho trẻ từ 0 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi.

II. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh suy dinh dưỡng cấp tính

Trẻ chỉ cần có 1 trong 2 điều kiện về nhân trắc là Chu vi vòng cánh tay (MUAC) hoặc Cân nặng theo chiều cao (CN/CC) thấp hơn so với ngưỡng là được chẩn đoán bệnh suy dinh dưỡng cấp tính.

1. Trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính vừa có các biểu hiện sau:

- Chỉ tiêu nhân trắc

+ Chu vi vòng cánh tay: MUAC từ >115mm đến 125mm (Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào MUAC chỉ áp dụng cho trẻ từ 6-59 tháng tuổi).

+ Hoặc Cân nặng theo chiều cao (chiều dài): CN/CC từ >-3SD đến -2SD

- Các triệu chứng lâm sàng thường kín đáo, dễ bỏ sót.

2. Trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng có các biểu hiện sau:

- Các chỉ tiêu nhân trắc

+ Chu vi vòng cánh tay: MUAC ≤ 115mm.

+ Hoặc Cân nặng theo chiều cao (chiều dài): CN/CC ≤ -3SD.

- Triệu chứng lâm sàng: tùy thuộc vào triệu chứng có thể gặp một trong các thể sau:

+ Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor)

- Phù dinh dưỡng: Phù bắt đầu từ hai chi dưới, sau đó phù toàn thân. Phù đều hai bên, phù trắng mềm, ấn lõm. Phù dinh dưỡng được coi là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh SDD cấp tính có biến chứng. Cần phân biệt với phù do các nguyên nhân khác (tim, thận...).

- Chu vi vòng cánh tay và cân nặng theo chiều cao có thể bình thường.

- Hay gặp kèm theo rối loạn tiêu hóa, viêm phổi.

- Rối loạn sắc tố da: trẻ xuất hiện những nốt đỏ ở bẹn, chi, mông và xung quanh hậu môn. Các nốt này tập trung thành mảng đỏ và thâm đen sau đó bong ra để lại lớp da non dễ bị nhiễm trùng làm da trẻ loang lổ.

- Tình trạng SDD còn biểu hiện ở các mô, tổ chức khác như: loãng xương do thiếu canxi, thiếu vitamin A, gan to do thoái hóa mỡ, tim suy do thiếu đạm.

- Các triệu chứng cận lâm sàng: Huyết sắc tố giảm. Hematocrit giảm, Protein máu giảm, Pre-albumin máu giảm, Natri và Kali giảm. Đường máu giảm, Tỷ lệ Albumin/Globulin đảo ngược. Chỉ số White Head: acid amin không thiết yếu/acid amin thiết yếu tăng cao (bình thường 0,8-2).

+ Suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus)

- Trẻ mất hết lớp mỡ dưới da ở mặt, mông, chi nên trẻ gày đét, mặt hốc hác, mắt trũng da khô nhăn nheo như cụ già.

- Trẻ có triệu chứng thiếu vitamin A, D, K, B1, B12... nhưng nhẹ hơn.

- Trẻ có thể mất cảm giác thèm ăn.

- Các triệu chứng cận lâm sàng: Huyết sắc tố giảm, Hematocrit giảm, Protein máu giảm, Pre-albumin máu giảm, chỉ số đường máu và điện giải đồ thay đổi.

+ Suy dinh dưỡng thể phối hợp: Trẻ có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của cả hai thể trên.

Đánh giá bài viết
1 1.006
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo