Quyết định 40/QĐ-TTG phê duyệt chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế 2020 - 2030

Quyết định 40/QĐ-TTG phê duyệt chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế 2020 - 2030

Quyết định 40/QĐ-TTg năm 2016 về phê duyệt Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Mục tiêu tổng quát hội nhập quốc tế đến năm 2030 là nhằm góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia; tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để sớm đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại...

Quyết định số 137/QĐ-TTG: Về việc phê duyệt chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020

Quyết định 2068/QĐ-TTg về chiến lược phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam đến năm 2030

Quyết định phê duyệt chiến lược hội nhập quốc tế ngành Nông nghiệp đến năm 2030 số 1684/QĐ-TTg

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 40/QĐ-TTgHà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này "Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:THỦ TƯỚNG
  • Ban Bí thư Trung ương Đảng;
  • Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
  • HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
  • Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
  • Văn phòng Tổng Bí thư;
  • Văn phòng Chủ tịch nước;
  • Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
  • Văn phòng Quốc hội;
  • Tòa án nhân dân tối cao;
  • Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
  • Kiểm toán Nhà nước;
  • Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
  • Ngân hàng Chính sách xã hội;
  • Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
  • Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
  • Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
  • VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KGVX, PL, KTTH, KTN, NC; Công báo;
Nguyễn Tấn Dũng

CHIẾN LƯỢC
TỔNG THỂ HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

Phần I

TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong ba thập kỷ qua đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần tạo thế và lực mới cho đất nước. Tuy nhiên, mức độ hội nhập của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực còn thấp, hiệu quả hội nhập chưa cao.

I. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thúc đẩy mạnh mẽ với nhiều hình thức, theo lộ trình từ thấp tới cao, hướng tới tiếp thu những nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế của nền kinh tế và thị trường toàn cầu. Việt Nam từng bước mở cửa, gắn nền kinh tế và thị trường trong nước với nền kinh tế và thị trường khu vực, thế giới thông qua thiết lập các mối quan hệ song phương về thương mại, đầu tư, tài chính và tham gia vào các thể chế đa phương trong những lĩnh vực này. Đến nay, Việt Nam đã là thành viên của tất cả các tổ chức quốc tế lớn; đã tham gia, ký kết, và đàm phán tổng cộng 15 hiệp định thương mại tự do (FTA). Xét về số lượng FTA, Việt Nam hiện ở tốp giữa so với các thành viên ASEAN khác.1 Trong những năm tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt trọng tâm vào việc thực hiện các FTA, trong đó có các FTA quan trọng với các đối tác chiến lược như Nhật Bản, EU và các FTA khu vực quan trọng như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP). Về mức độ hội nhập, Việt Nam hội nhập sâu rộng nhất là trong khuôn khổ Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của đất nước, giúp mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa và sản phẩm của Việt Nam; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm; tạo động lực xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, v.v... Đồng thời, hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao vị thế đối ngoại của Việt Nam thông qua sự tham gia bình đẳng vào các cơ chế, diễn đàn kinh tế khu vực và quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bước đầu góp phần xây dựng luật lệ, chuẩn mực chung, và vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO để bảo vệ lợi ích doanh nghiệp và nâng cao vị thế đàm phán của Việt Nam.

Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế vẫn còn nhiều tồn tại, nhất là hiệu quả hội nhập còn thấp; ký kết nhiều cam kết quốc tế nhưng quá trình đổi mới ở trong nước, nhất là đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, quá trình chuẩn bị của các tổ chức và cá nhân, nhất là của doanh nghiệp trong nước không theo kịp với lộ trình và mức độ cam kết quốc tế; chưa tận dụng triệt để và có hiệu quả các luật lệ, chuẩn mực quốc tế để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam trong quá trình hội nhập; chưa xây dựng được các chiến lược đối phó với rủi ro và các cú sốc khi hội nhập sâu hơn; chưa thực hiện hiệu quả chính sách thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tận dụng các cơ hội và đối phó với thách thức do quá trình hội nhập mang lại; chưa chú trọng đúng mức việc thúc đẩy hội nhập trong nước, gia tăng liên kết vùng, miền, nhằm huy động tối đa nguồn lực và lợi thế từng vùng, miền, nhằm mục tiêu xây dựng nền tảng vững chắc cho hội nhập bên ngoài; định hướng "xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ", "đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại" chưa được quán triệt sâu sắc, tình trạng phụ thuộc vào một số ngành hàng, một số thị trường, tỷ trọng của khu vực kinh tế có đầu tư nước ngoài ngày càng tăng nhanh, v.v...

II. HỘI NHẬP CHÍNH TRỊ, QUỐC PHÒNG, AN NINH

Hội nhập về chính trị, quốc phòng, an ninh nhìn chung được triển khai một cách thận trọng về bước đi và độ mở trong từng lĩnh vực. Về chính trị, đến nay, Việt Nam là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế và khu vực; có quan hệ ngoại giao với 185 nước, quan hệ kinh tế với 224 nước và vùng lãnh thổ, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 14 nước, đối tác toàn diện với 10 nước. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, Việt Nam đã mở rộng và củng cố quan hệ với 80 nước và nhiều tổ chức quốc tế, từng bước nâng cao hiệu quả hợp tác với các nước láng giềng và các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, và Nhật Bản.

Đánh giá bài viết
1 231
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo