Quyết định 327/QĐ-BGDĐT Kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Giáo dục 2017 - 2020

Quyết định 327/QĐ-BGDĐT - Kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Giáo dục 2017 - 2020

Quyết định 327/QĐ-BGDĐT về Chương trình phát triển nghề công tác xã hội trường học giai đoạn 2017 - 2020 với các quy định về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội trong giáo dục.

Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cơ sở Giáo dục phổ thông

Thông tư về tiêu chuẩn đạo đức của viên chức ngành công tác xã hội số 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV

Thông tư 43/2015/TT-BYT quy định nhiệm vụ, hình thức tổ chức công tác xã hội của Bệnh viện

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 327/QĐ-BGDĐT Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG NGÀNH GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2017-2020

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Giáo dục giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
  • Như Điều 3;
  • Bộ trưởng (để b/c);
  • Các Thứ trưởng;
  • Bộ LĐTBXH (để ph/h);
  • Các sở giáo dục và đào tạo (để th/h);
  • Các cơ sở đào tạo (để th/h);
  • Các đơn vị thuộc Bộ GDĐT;
  • Website Bộ GDĐT;
  • Lưu: VT, CTHSSV.
Bùi Văn Ga

KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG NGÀNH GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2016-2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 327/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Căn cứ Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 (Đề án 32), trên cơ sở ý kiến thống nhất của các đơn vị có liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Giáo dục giai đoạn 2016-2020 cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển công tác xã hội (CTXH) trong ngành Giáo dục nhằm từng bước hình thành và phát triển hệ thống dịch vụ CTXH chuyên nghiệp trong tất cả các nhà trường trên toàn quốc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho các ngành sử dụng nhân viên CTXH chuyên nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1 Mục tiêu 1

Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, các cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ nhân viên trong các nhà trường về vai trò, tầm quan trọng của các dịch vụ CTXH trường học.

Đến hết năm 2018 có:

  • 50% lãnh đạo của các cơ quan quản lý, cán bộ quản lý của các trường phổ thông được nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của CTXH trường học, đồng thời có định hướng xây dựng kế hoạch triển khai dịch vụ CTXH trường học tại đơn vị.
  • Đến hết năm 2020 có:
  • 100% lãnh đạo của các cơ quan quản lý, cán bộ quản lý của các trường phổ thông được nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của CTXH trường học, đồng thời có định hướng xây dựng kế hoạch triển khai dịch vụ CTXH trường học tại đơn vị.

2.2 Mục tiêu 2

Xây dựng và phát triển dịch vụ CTXH trường học nhằm bảo vệ trẻ em không bị các hình thức xâm hại và bạo lực, hỗ trợ nâng cao năng lực cho trẻ em để các em tự giải quyết các vấn đề của bản thân và hoàn thành quá trình học tập tại trường.

Đến hết năm 2017:

- Có ít nhất 20 trường THCS và THPT được hỗ trợ thí điểm thành lập tổ/nhóm CTXH trường học và có hệ thống phòng ngừa, bảo vệ các học sinh yếu thế, hỗ trợ phục hồi cho những trường hợp học sinh bị xâm hại, bạo lực.

Đến hết năm 2020:

  • 40% các trường THPT có tổ/nhóm CTXH trường học và có hệ thống phòng ngừa, bảo vệ các học sinh yếu thế, hỗ trợ phục hồi cho những trường hợp học sinh bị xâm hại, bạo lực.
  • 30% các trường THCS có tổ/nhóm CTXH trường học và có hệ thống phòng ngừa, bảo vệ các học sinh yếu thế, hỗ trợ phục hồi cho những trường hợp học sinh bị xâm hại, bạo lực.
  • 10% các trường Tiểu học có tổ/nhóm CTXH trường học và có hệ thống phòng ngừa, bảo vệ các học sinh có nguy cơ, hỗ trợ phục hồi cho những trường hợp học sinh bị xâm hại, bạo lực.

2.3 Mục tiêu 3

Nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ ngành CTXH nói chung và ngành CTXH trường học nói riêng tại Việt Nam nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo ngành CTXH trong các cơ sở giáo dục đại học.

Đến hết năm 2018

  • Có ít nhất 15 cơ sở giáo dục đại học đào tạo thạc sỹ công tác xã hội.
  • Đến hết năm 2020
  • 100% đội ngũ cán bộ giảng viên được bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn về CTXH.

2.4 Mục tiêu 4

Xây dựng cơ sở pháp lý phát triển CTXH trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; Xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý phát triển dịch vụ CTXH trường học.

Đến hết năm 2016

  • Phê duyệt Kế hoạch phát triển nghề CTXH trong ngành Giáo dục giai đoạn 2016-2020.
  • Các sở giáo dục đào tạo, các nhà trường ban hành Kế hoạch phát triển nghề
  • CTXH của đơn vị.

Đến hết năm 2017

  • Ban hành quy chế, tiêu chuẩn, hướng dẫn về công tác bảo vệ trẻ em và CTXH trong các trường học trên toàn quốc.
  • Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về các nội dung hoạt động CTXH trường học.
  • Đến hết năm 2020:
  • Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định vị trí, vai trò, nhiệm vụ của cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH trường học.

II. Các nhiệm vụ trọng tâm

1. Nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của CTXH trường học

a) Tổ chức Hội nghị chuyên đề nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục về tầm quan trọng của CTXH trường học.

Thời gian thực hiện: Quý I-II /2017.

b) Tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục về CTXH trường học và quản trị CTXH trường học.

Thời gian thực hiện: Từ Quý II/2017 đến Quý IV/2020.

c) Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của các loại hình dịch vụ CTXH trường học cho lãnh đạo, quản lý và cán bộ giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của CTXH trường học.

Hoạt động cụ thể:

  • Đăng tải trên các kênh thông tin đại chúng trong và ngoài ngành:
  • Thiết lập trang thông tin điện tử, xây dựng diễn đàn chuyên đề CTXH trường học trên hệ thống Website của Bộ GDĐT.
  • Xây dựng các hội thi tìm hiểu về nghề CTXH trường học trong học sinh, sinh viên.
  • Tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường sự tham gia của phụ huynh và các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong các hoạt động CTXH trường học của các nhà trường.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020.

Đánh giá bài viết
1 345
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo