Quyết định 229/QĐ-TTg năm 2016 về chính sách thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô

Quyết định 229/QĐ-TTg năm 2016 - Chính sách thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô

Quyết định 229/QĐ-TTg năm 2016 về cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Các chính sách nêu tại Quyết định này thực hiện nhất quán trong thời gian tối thiểu 10 năm, phù hợp với xu thế hội nhập nhằm đạt mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Thông tư 16/2016/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi

Thông tư 05/2016/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với hàng hóa môi trường

Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTC hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 229/QĐ-TTgHà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2016


QUYẾT ĐỊNH
VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

Căn cứ Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;

Căn cứ Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Các chính sách nêu tại Quyết định này thực hiện nhất quán trong thời gian tối thiểu 10 năm, phù hợp với xu thế hội nhập nhằm đạt mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư sản xuất, mua và sử dụng các dòng xe ưu tiên theo quy định tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, bao gồm:

a) Xe tải nhỏ đa dụng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn có sức chở đến 3 tấn;

b) Xe khách tầm trung và tầm ngắn chạy liên tỉnh, huyện, nội đô... phù hợp với điều kiện địa hình, hạ tầng giao thông trong nước với giá thành hợp lý, an toàn và tiện dụng;

c) Xe cá nhân chở người đến 9 chỗ ngồi, kích thước nhỏ, có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống, xe tiết kiệm nhiên liệu, giá cả phù hợp với người tiêu dùng;

d) Các loại xe chuyên dùng: Xe chở bê tông, xi téc, cứu hỏa, cứu thương, vệ sinh môi trường... và các loại xe đặc chủng phục vụ an ninh - quốc phòng;

đ) Xe nông dụng nhỏ đa chức năng (kết hợp vận tải hàng hóa với một hay nhiều tính năng như làm đất, bơm nước, phát điện, phun thuốc sâu..) để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở nông thôn và miền núi.

2. Các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô.

Điều 3. Chính sách hỗ trợ

1. Chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu

a) Các dự án đầu tư dây chuyền máy móc, thiết bị để sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô, lắp ráp ô tô và xe chuyên dùng của các doanh nghiệp trong nước được vay vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

b) Doanh nghiệp trong nước tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất, xuất khẩu linh kiện, phụ tùng và xe nguyên chiếc: Được hưởng chính sách tín dụng xuất khẩu theo quy định hiện hành.

2. Chính sách kích cầu, hỗ trợ phát triển thị trường

a) Doanh nghiệp sản xuất các dòng xe ưu tiên được hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định của Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia.

b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân mua xe tải nhỏ đa dụng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn có sức chở đến 3 tấn; xe nông dụng nhỏ đa chức năng được hưởng hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

c) Đối với hoạt động mua sắm sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển; các dự án kinh doanh được nhà nước hỗ trợ chi phí hoạt động khi có sử dụng sản phẩm thuộc dòng xe ưu tiên:

  • Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước đối với các chủng loại xe ưu tiên mà trong nước đã sản xuất được.
  • Trong trường hợp mua sắm các chủng loại xe ưu tiên mà trong nước đã sản xuất được bằng hình thức đấu thầu quốc tế hoặc nhập khẩu nguyên chiếc thì chi phí mua sắm không được tính là chi phí hợp lệ và chi phí hoạt động không được Nhà nước hỗ trợ bằng nguồn ngân sách.

3. Chính sách đầu tư cho nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực

a) Các nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ liên quan đến sản xuất các dòng xe ưu tiên được xem xét hỗ trợ từ nguồn vốn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định.

b) Được hỗ trợ một phần kinh phí cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, thuê chuyên gia tư vấn kỹ thuật trong nước và quốc tế liên quan đến sản xuất các dòng xe ưu tiên.

Điều 4. Chính sách ưu đãi

1. Thuế nhập khẩu

a) Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô; dự án sản xuất, lắp ráp ô tô tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

b) Đối với các loại phụ tùng, linh kiện động cơ, hộp số, cụm truyền động, các loại phụ tùng, linh kiện sản xuất trong nước đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và số lượng: Áp dụng thuế nhập khẩu ở mức trần các cam kết thuế quan mà Việt Nam đã tham gia theo quy định.

Áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi MFN ở mức trần cam kết đối với các dòng xe ưu tiên và các dòng xe trong nước đã sản xuất được, phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Đối với các FTA khác thực hiện theo đúng cam kết.

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Dự án đầu tư sản xuất các dòng xe ưu tiên có quy mô công suất trên 50.000 xe/năm và dự án sản xuất các bộ phận động cơ, hộp số, cụm truyền động: Mức ưu đãi đối với từng dự án cụ thể do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Chính sách về đất đai

a) Các dự án đầu tư sản xuất linh kiện và phụ tùng ô tô được hưởng các ưu đãi về đất đai theo pháp luật về công nghiệp hỗ trợ.

b) Các dự án đầu tư có quy mô lớn sản xuất các dòng xe ưu tiên và các bộ phận động cơ, hộp số và cụm truyền động: Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức ưu đãi hơn về tiền thuê đất (miễn, giảm) cụ thể đối với từng dự án.

Điều 5. Các chính sách khác

1. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ khuyến khích các dự án đầu tư sản xuất các dòng xe ưu tiên phát triển.

Các dự án sản xuất, lắp ráp các dòng xe ưu tiên phát triển có quy mô lớn, ngoài việc được hưởng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi như trên sẽ được Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định hỗ trợ, ưu đãi đối với từng dự án cụ thể theo quy định của pháp luật về đầu tư.

2. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ

Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, lắp ráp linh kiện, phụ tùng ô tô áp dụng theo pháp luật về công nghiệp hỗ trợ.

3. Tăng cường kiểm tra việc khai báo trị giá hải quan đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc và linh kiện nhập khẩu.

4. Tăng cường công tác quản lý thị trường, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu động cơ, xe ô tô; chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Đánh giá bài viết
1 242
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo