Quyết định 1062/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020

Quyết định 1062/QĐ-TTg - Chương trình phát triển tài sản trí tuệ
giai đoạn 2016-2020

Quyết định 1062/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 với nội dung: Nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ; hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ ứng dụng các tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân được hình thành từ thực tiễn.

Chính sách mới về Sở hữu trí tuệ, chứng khoán và vi phạm hành chính

Thông tư 34/2016/TT-BTC Danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp quốc gia

Thông tư 23/2016/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đơn vị sự nghiệp công lập

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1062/QĐ-TTgHà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 với những nội dung chính sau đây:

I. MỤC TIÊU

1. Nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về tài sản trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

2. Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ cho khoảng 1000 cá nhân, tập trung vào các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp.

3. Hỗ trợ khai thác, áp dụng vào thực tiễn cho ít nhất 50 sáng chế/giải pháp hữu ích của Việt Nam.

4. Hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho ít nhất 70 sản phẩm đặc thù của địa phương, sản phẩm làng nghề mang địa danh.

5. Hỗ trợ ít nhất 100 doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ trong việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ.

6. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong và ngoài nước đối với các sản phẩm quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ:

  • Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tài sản trí tuệ; xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về tài sản trí tuệ;
  • Biên soạn, phát hành tài liệu về tài sản trí tuệ;
  • Hỗ trợ thiết kế, xây dựng bộ công cụ tra cứu, các gói thông tin sở hữu trí tuệ chuyên ngành và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận, khai thác thông tin sở hữu trí tuệ;
  • Hỗ trợ xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ: Tổ chức bộ phận chuyên môn về tài sản trí tuệ; xây dựng và triển khai quy trình phát hiện, thống kê, đánh giá, quản lý tài sản trí tuệ.

2. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ:

  • Đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước đối với các sản phẩm, dịch vụ, ưu tiên các đối tượng là kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng mới;
  • Quản lý và phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm đặc thù của địa phương mang địa danh đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể;
  • Áp dụng sáng chế của Việt Nam, sáng chế của nước ngoài không được bảo hộ tại Việt Nam, áp dụng giống cây trồng mới;
  • Tổ chức triển khai các biện pháp bảo vệ và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ;
  • Tổ chức trưng bày, triển lãm phân biệt sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

3. Hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ:

  • Giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác cho các tài sản trí tuệ của Việt Nam ở trong và ngoài nước;
  • Hỗ trợ khai thác, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; hỗ trợ thành lập và vận hành các doanh nghiệp, tổ chức khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ;
  • Định giá, kiểm toán tài sản trí tuệ, tập trung vào các đối tượng là sáng chế, tên thương mại, nhãn hiệu của các doanh nghiệp.

4. Hỗ trợ ứng dụng các tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân được hình thành từ thực tiễn:

  • Tư vấn, hỗ trợ đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho cá nhân có sáng kiến, giải pháp kỹ thuật và các thành quả sáng tạo khác;
  • Hỗ trợ hoàn thiện, khai thác, áp dụng các tài sản trí tuệ và thành quả sáng tạo, đặc biệt là các tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân có tính ứng dụng cao, khả năng áp dụng rộng rãi, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội, cộng đồng;
  • Vinh danh, khen thưởng các cá nhân điển hình có tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo được áp dụng rộng rãi, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và xã hội.

III. QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH

1. Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các hoạt động chung, bao gồm: Thông tin, tuyên truyền về Chương trình; hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết Chương trình; nghiên cứu, tham quan, khảo sát, điều tra, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ; thuê chuyên gia tư vấn, hỗ trợ; khảo sát, điều tra, xây dựng và triển khai các hoạt động nhằm chỉ đạo và tổ chức triển khai Chương trình.

2. Quản lý các dự án cụ thể thuộc Chương trình, bao gồm: Đề xuất, xây dựng, tuyển chọn và phê duyệt dự án thực hiện Chương trình; kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đánh giá, nghiệm thu dự án; tổ chức áp dụng, phổ biến và nhân rộng các kết quả thực hiện dự án.

3. Các dự án thuộc Chương trình được phân loại như sau:

a) Dự án Trung ương quản lý: Dự án được xây dựng và triển khai theo mô hình điểm, có tính chất điển hình hoặc phức tạp, có tính đặc thù về chuyên môn.

b) Dự án địa phương quản lý: Dự án được xây dựng và triển khai trên cơ sở kết quả thực hiện các mô hình điểm đã được tổng kết, nghiệm thu hoặc giải quyết vấn đề phát triển sản xuất, kinh doanh thuộc địa phương, đơn vị và phù hợp với năng lực tổ chức quản lý ở địa phương.

IV. KINH PHÍ

1. Kinh phí thực hiện Chương trình gồm kinh phí từ ngân sách nhà nước, đóng góp của doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác.

2. Ngân sách nhà nước ở Trung ương: Bảo đảm kinh phí thực hiện các hoạt động chung của Chương trình ở Trung ương, các dự án do Trung ương quản lý và hỗ trợ có mục tiêu thực hiện các dự án do địa phương quản lý.

3. Ngân sách nhà nước ở địa phương: Bảo đảm kinh phí thực hiện các hoạt động chung của Chương trình ở địa phương và bảo đảm một phần kinh phí thực hiện các dự án do địa phương quản lý.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Khoa học và Công nghệ

  • Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình;
  • Tổ chức Văn phòng Chương trình làm đầu mối triển khai Chương trình trên cơ sở cân đối, điều chỉnh biên chế hiện có của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ;
  • Xây dựng và ban hành quy định quản lý Chương trình trong quý III năm 2016;
  • Trực tiếp quản lý các dự án quy định tại điểm a khoản 2 Mục III Điều 1 Quyết định này;
  • Đôn đốc, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện; tổ chức sơ kết và tổng kết tình hình, kết quả triển khai thực hiện Chương trình và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đánh giá bài viết
1 168
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo