Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

Tài sản là vật có thể cầm, nắm, trao đổi, sử dụng tùy vào nhu cầu của người sở hữu nó. Vậy quyền sở hữu tài sản bao gồm những quyền gì và nó được pháp luật quy định như thế nào? Mỗi người cần có trách nhiệm gì đối với tài sản của người khác? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn nhé.

1. Quyền sở hữu bao gồm các quyền nào?

Quyền liên quan đến tài sản là quyền cơ bản của công dân được pháp luật quy định trong Luật dân sự. Tài sản là vật có giá trị được công dân nắm giữ và nhằm mục đích sử dụng, khai thác và cất trữ của công dân.

Căn cứ quy định tại Điều 158 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền sở hữu tài sản bao gồm:

Điều 158. Quyền sở hữu

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Trong đó:

  • Quyền chiếm hữu là: Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
  • Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Quyền sở hữu tài sản

Quyền sở hữu tài sản được thể hiện trong đời sống hằng ngày của công dân. Ví dụ Công dân A sở hữu một chiếc xe ô tô thì các quyền sở hữu tài sản được thể hiện như sau:

  • Quyền chiếm hữu: Chiếc xe đó là của anh A và không ai được cầm giữ chiếc xe mà không được phép của anh A;
  • Quyền sử dụng: Anh A có toàn quyền sử dụng chiếc xe theo ý mình;
  • Quyền định đoạt: Anh A có quyền bán, mượn, cho thuê, tặng, đổi chiếc xe mà không chịu sự chi phối của người khác, thậm chí huỷ hoại chiếc xe cũng là quyền định đoạt của anh A.

2. Quyền trực tiếp nắm giữ quản lý tài sản được gọi là gì?

Quyền trực tiếp nắm giữ tài sản được gọi là Quyền chiếm hữu.

3. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác được quy định thế nào?

Trách nhiệm của nhà nước

  • Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy định pháp luật quyền sở hữu của công dân.
  • Quy định các biện pháp và hình thức xử lí đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu…
  • Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác.

Trách nhiệm, nghĩa vụ công dân

  • Tôn trọng quyền sở hữu của người khác.
  • Không xâm phạm tài sản của người khác
  • Khi vay, nợ phải có trách nhiệm trả đầy đủ, đúng hẹn.
  • Khi mượn, giữ phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ.
  • Có trách nhiệm bồi thường khi gây thiệt hại tài sản.

Để rèn luyện được ý thức trách nhiệm tôn trọng tài sản của người khác thì các em học sinh cần rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ và từ những công việc nhỏ nhặt trong lớp, đời sống. Các em tôn trọng tài sản của bạn cũng là tôn trọng tài sản của chính mình. Không nên có hành vi nghịch ngợm đến đồ vật của bạn khác mà không được phép.

Một số hành vi không tôn trọng tài sản của người khác như:

  • Trộm cắp tiền tài sản, vật có giá trị của người khác;
  • Lấn chiếm đất đai của hàng xóm;
  • Mượn xe máy của người khác nhưng sử dụng vô ý thức;
  • Lấy trộm cây trái trong vườn nhà người khác;
  • Mượn vở của bạn để chép bài mà còn vẽ bậy lên đó;

Còn nhiều hành vi khác trong đời sống, mà các em học sinh cần chú ý phải tôn trọng tài sản của người khác.

4. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức nào?

Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác là nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức và nhà nước. Những tài sản thuộc quyền sở hữu của bất kỳ ai, bất kỳ tổ chức nào đều được pháp luật bảo vệ. Vậy nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện qua những phẩm chất đạo đức như sau:

  • Trung thực;
  • Thật thà;
  • Liêm khiết;
  • Tự trọng;

Mỗi công dân có phẩm chất đạo đức nêu trên là những phẩm chất tốt nên những người có phẩm chất này đều là những người tôn trọng tài sản của người khác.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Hoatieu.vn. Mời bạn tham khảo một số bài viết hữu ích khác như:

Đánh giá bài viết
12 13.910
0 Bình luận
Sắp xếp theo