Nhiều thay đổi quy định thi giáo viên giỏi theo thông tư 22 giáo viên nên biết

Điểm mới về thi giáo viên dạy giỏi năm học 2020-2021

Việc ra đời của Thông tư số: 22/2019/TT-BGDĐT sẽ dần đưa Hội thi giáo viên dạy giỏi dần đi vào thực chất. Sau đây là một số thay đổi mới về thi giáo viên dạy giỏi Hoatieu đã tổng hợp xin chia sẻ đến các bạn.

Cứ theo thông lệ, vào đầu mỗi năm học, ngoài việc các thầy cô giáo nỗ lực chăm lo cho công việc giảng dạy và giáo dục học sinh thì các trường học trong cả nước cũng tăng tốc để triển khai Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, chuẩn bị nhân lực tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, thị và cấp tỉnh, thành phố.

Nhưng năm học 2020-2021, bằng việc áp dụng Thông tư số: 22/2019/TT-BGDĐT về việc quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non; giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông thì nhiều trường học đã không thể tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường.

Nếu theo quy định cũ trước đây thì gần như 100% giáo viên trong trường đều đủ điều kiện tham gia giáo viên dạy giỏi cấp trường. Thế nhưng, quy định mới về tiêu chuẩn tham dự Hội thi trong Thông tư số: 22/2019/TT-BGDĐT thì nhiều giáo viên đã không đủ điều kiện để dự thi giáo viên dạy giỏi.

Cụ thể, giáo viên tham dự Hội thi cấp trường phải đảm bảo đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên của năm liền kề năm tham dự Hội thi, trong đó các tiêu chí của Tiêu chuẩn 2 (Tiêu chuẩn Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ) được quy định tại Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông đạt mức tốt;

Điều 5. Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ có 7 tiêu chí. Theo quy định, cả 7 tiêu chí này phải đạt tốt là điều không dễ dàng gì. Cụ thể:

1. Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

2. Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.

3. Tiêu chí 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

4. Tiêu chí 6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh.

5. Tiêu chí 7. Tư vấn và hỗ trợ học sinh

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục.

Nghĩa là có 7 tiêu chí trong tiêu chuẩn 2 về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên đều phải đạt tốt. Nhưng có trường, khi đánh giá về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên thì hầu như thầy cô giáo nào cũng tự đánh giá mình ở mức khá và khi xét duyệt gần như nhà trường cũng không thể nâng cho giáo viên lên mức tốt bởi đạt được mức tốt theo quy định là vô cùng khó.

Không bắt buộc giáo viên thi giáo viên dạy giỏi

Cụ thể, theo khoản 2 Điều 2 Quy định về hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non; giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT ngày 20/12/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nguyên tắc của Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi như sau:

- Dựa trên sự tự nguyện của giáo viên; không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi;

- Đảm bảo tính trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đảm bảo thực chất;

- Đảm bảo đúng quy định của chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành.

Theo đó, giáo viên sẽ trên cơ sở tự nguyện để tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi.

Việc ra đời Thông tư số: 22/2019/TT-BGDĐT đã giúp giáo viên giảm nhiều áp lực trong việc dự thi giáo viên dạy giỏi.

Thời gian tổ chức hội thi các cấp cũng đã được kéo giãn ra. Nếu như trước đây, năm nào cũng tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường thì từ năm học này, 2 năm mới tổ chức Hội thi cấp trường một lần.

Bên cạnh đó, việc quy định các tiêu chí của Tiêu chuẩn 2 (Tiêu chuẩn Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ) được quy định tại Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông phải đạt mức Tốt sẽ là “vật cản” để các trường không thể bắt buộc 100% giáo viên trong trường phải tham gia Hội thi.

Để nắm được các quy định mới nhất về thi giáo viên dạy giỏi các bạn có thể tham khảo theo đường link bên dưới:

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 716
0 Bình luận
Sắp xếp theo