Quy định mới về biển báo, vạch kẻ đường giao thông áp dụng từ 01/11/2016

Quy định mới về biển báo, vạch kẻ đường giao thông áp dụng từ 01/11/2016

Từ 1/11/2016, QCVN 41:2016/BGTVT ban hành theo Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ sẽ chính thức có hiệu lực, thay thế quy chuẩn 41/2012 hiện hành. HoaTieu.vn xin giới thiệu tới các bạn những điểm mới trong quy định về biển báo, vạch kẻ đường tại Việt Nam, theo quy chuẩn mới nhất này. Mời các bạn cùng tham khảo để chuẩn bị tốt khi tham gia giao thông.

Từ 1/11/2016, biển cấm rẽ trái/phải vẫn được quay đầu xe

Mức phạt các lỗi vi phạm giao thông 2016 mới nhất đối với xe máy

Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Quy chuẩn 41 năm 2016 mới được Bộ giao thông vận tải ban hành (có hiệu lực từ 1/11) thay thế cho Quy chuẩn 41 năm 2012.

Quy chuẩn 41/2016 sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/11, thay thế quy chuẩn 41/2012 hiện hành. Ở quy chuẩn cũ, có những điểm quy định chưa rõ ràng, gây khó hiểu cho người đọc luật, mang tới tranh cãi giữa người tham gia giao thông và CSGT. Sang quy chuẩn mới, những hạn chế này sửa đổi để phù hợp và rõ ràng hơn.

Quy định mới về biển báo, vạch kẻ đường giao thông

Biển cấm rẽ trái không còn cấm quay đầu

Ở quy định cũ 2012, biển cấm rẽ trái (P123a) đồng nghĩa với việc cấm quay đầu. Nhưng từ 1/11 tới đây, biển này không mang ý nghĩa đó nữa theo nội dung mới. Như vậy, quan niệm "cứ cấm rẽ trái là cấm quay đầu" sẽ không còn giá trị.

Ngoài ra, giới tài xế còn có thắc mắc về biển Cấm ôtô rẽ trái (mã P103c) có đồng nghĩa cấm quay đầu hay không. Điều này Quy chuẩn 41 năm 2016 không có thay đổi so với năm 2012. Cả hai đều không đề cập đến nội dung "cấm quay đầu" khi mô tả về biển 103c. Như vậy, cũng không tồn tại khái niệm "cấm ôtô rẽ trái thì cấm luôn quay đầu".

Biển cấm rẽ trái không còn cấm quay đầu

Biển cấm rẽ trái không còn cấm quay đầu năm 2016

Trích nội dung Quy chuẩn 41 năm 2016 về biển cấm rẽ trái và mô tả về biển Cấm ôtô rẽ trái (P103c).

Định nghĩa mới về lỗi vượt phải

Để vượt xe khác đi chậm, tài xế có thể chuyển làn đúng nơi theo quy định, có đầy đủ tín hiệu và chạy đúng ...

Quy chuẩn 41/2016 viết:

Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ một số trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

Điểm quan trọng nhất trong định nghĩa này là làm rõ "vượt ở các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều". Như vậy ở đường mà một chiều có từ hai làn đường trở lên thì không thể bắt lỗi vượt phải.

Bên cạnh đó, để tránh những hiểu nhầm khác, quy chuẩn này còn chỉ ra cách vượt xe đúng luật như sau:

Xe trên các làn chạy nhanh hơn nhau là tình huống giao thông mà các phương tiện trên các làn theo cùng một chiều đường của các đường có nhiều hơn hai làn đường mỗi chiều có thể chạy nhanh hơn nhau miễn là tuân thủ quy định về tốc độ và loại phương tiện sử dụng làn đường. Khi chuyển làn phải tuân thủ theo quy tắc giao thông đường bộ.

Xe bán tải được coi là xe con

Quy chuẩn 341/2012 chưa có quy định cụ thể nên xảy ra những tranh luận gay gắt về việc xe bán tải có được coi là xe con trong các tình huống phân làn, đi vào giờ cấm hay không. Một số cho rằng đó là xe con vì tính theo khối lượng chuyên chở và số chỗ. Một số lại nhận định đó là xe tải vì mang biển "C".

Tranh cãi trên sẽ chấm dứt với Quy chuẩn 41/2016 (có hiệu lực từ 1/11). Theo quy định mới thì xe bán tải có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1,5 tấn (ghi theo Giấy đăng kiểm) và từ 5 chỗ trở xuống được coi là xe con.

Biển báo khu dân cư

Trước đây, nhiều tài xế thường bị xử lý lỗi chạy quá tốc độ trong khu dân cư vì nhầm tưởng là đã hết sau khi đi cả một quãng đường dài không có biển báo. Ở quy chuẩn 41/2016, quy định trong điều 38 sẽ tránh những hiểu nhầm như sau.

Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau, biển hiệu lệnh phải được nhắc lại, đặt ngay sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh. Nếu không có biển nhắc lại thì biển hiệu lệnh được mặc nhiên xem là hết hiệu lực.

Biển báo khu dân cư

Quy định mới về đè vạch liền

Từ 2012 tới nay, những quy định về hiệu lực của vạch kẻ đường, biển báo được ghi trong quy chuẩn 41/2012, theo đó tác dụng của vạch liền gây nhiều tranh cãi.

Quy chuẩn này không có mục nào nói đến vạch liền phân chia các làn đường trong cùng một chiều mà chỉ có vạch liền phân chia hai chiều ngược nhau. Nhưng thực tế trên đường, đặc biệt tại các nơi giao nhau thường kẻ vạch liền trắng, chiều rộng 15 cm với ý nghĩa phân tách các làn, xe không được đè vạch hay chuyển làn qua vạch.

Nhiều tài xế không đồng tình vì loại vạch này không có trong quy chuẩn nhưng lại bị CSGT thổi phạt khi đè lên vạch (không chuyển làn). Quy định không rõ ràng trong quy chuẩn gây ra tình trạng tranh cãi nhiều năm qua giữa tài xế và CSGT.

Từ 1/11 tới, quy chuẩn mới 41/2016 chính thức có hiệu lực, thay thế cho quy chuẩn 41/2012. Ở quy chuẩn mới, quy định về vạch kẻ đường rõ ràng hơn khi tách thành các nhóm vạch dành cho hai chiều xe chạy và vạch dành cho xe chạy cùng chiều.

Theo quy định này, vạch liền tại ngã tư sẽ xuất hiện trong quy chuẩn với tên gọi vạch 2.2, xe không được phép lấn làn và không được đè lên vạch.

Tranh cãi nhiều năm qua sẽ chấm dứt từ 1/11 tới, bất cứ xe nào đè vạch liền trong cùng một chiều đều có thể bị CSGT thổi phạt theo căn cứ quy chuẩn 41/2016, trừ những trường hợp bất khả kháng như nhường xe ưu tiên, tránh tai nạn.

Quy định mới về đè vạch liền

Về mức phạt, nếu xe đè vạch liền là phạm lỗi "không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường". Theo quy định tại 46/2016 (thay thế nghị định 171/2013 trước đây), mức phạt tiền là 100.000-200.000 đồng đối với ôtô và 60.000-80.000 đồng đối với môtô, xe gắn máy.

Loại vạch nói đến ở trên là vạch liền kẻ giữa đường, dùng để phân chia làn, không áp dụng cho loại vạch liền nhưng vẽ sát lề đường hoặc sát giải phân cách để giới hạn phần xe chạy hoặc phân chia làn xe cơ giới và xe thô sơ. Loại vạch này được phép đè khi cần thiết.

Cách cắm biển báo

Quy chuẩn 41/2012 viết:

Trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường thì biển có thể treo ở phía trên phần xe chạy; có thể đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường và biển được treo trên giá long môn.

Cách cắm biển báo

Với quy định này, ở những nơi không có giá long môn thì tài xế khó quan sát. Nhưng quy chuẩn mới 41/2016 viết:

Trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn. Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy.

Quy chuẩn mới mở ra cách cắm biển báo đầy đủ, dễ quan sát hơn với hai biển báo hai bên đường.

Biển báo, vạch kẻ đường - Những điều cần lưu ý

Bạn có hiểu hết nội dung và ý nghĩa của hệ thống biển báo, vạch kẻ đường khi tham gia giao thông? Làm thế nào để hiểu đúng thứ tự các hiệu lệnh, biển báo, để không vi phạm các quy định về giao thông đường bộ? Mời các bạn cùng tham khảo thêm qua hình ảnh Infographic.

Cùng với Luật giao thông đường bộ 2008, Thông tư 46/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, bộ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ (ban hành kèm thông tư Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT) sẽ kim chỉ nam cho mọi hoạt động liên quan đến vận tải đường bộ tại Việt Nam vào thời điểm này.

Biển bảo, vạch kẻ đường

Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ" QCVN 41:2012/BGTVT và Thông tư số 27/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc" QCVN 83:2015/BGTVT.

Đánh giá bài viết
1 3.425
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo