Quấy rối tình dục 2024 bị xử lý như thế nào?

Quấy rối tình dục bao gồm bất kỳ hành vi tình dục ngoài ý muốn nào - kể cả việc đụng chạm hoặc thậm chí lời nói về tình dục. Nhưng đôi lúc ranh giới có thể mập mờ giữa chọc ghẹo, tán tỉnh và quấy rối tình dục. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết được các hành vi nào được coi là quấy rối tình dục và các hành vi này bị pháp luật xử lý như thế nào 2024?

1. Quấy rối tình dục là gì?

Quấy rối tình dục” là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới hoặc nam giới, đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối với người nhận, và tạo ra môi trường làm việc bất ổn, đáng sợ, thù địch và khó chịu.

2. Mức xử phạt quấy rối tình dục 2024

Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì hành vi quấy rối tình dục bị xử lý như sau:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; và các hành vi Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình quy định tại Điều 54 Nghị định 144 2021.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục; Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng;
  • Buộc xin lỗi công khai trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu

Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

....

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;

....

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;

c) Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm cấm, khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh;

d) Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Sàm sỡ, quấy rối tình dục;

e) Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng;

....

14. Biện pháp khắc phục hậu quả:

b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm i khoản 4 Điều này;

c) Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, các điểm d và đ khoản 5 Điều này trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu;

d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 5 Điều này;

đ) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều này.

Như vậy, hành vi quấy rối tình dục sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng tùy mức độ hành vi và buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Quấy rối tình dục 2023 bị xử lý thế nào?

3. Các kiểu quấy rối tình dục

  • Quấy rối tình dục bằng hành vi mang tính thể chất như tiếp xúc, hay cố tình động chạm không mong muốn, sờ mó, vuốt ve, cấu véo, ôm ấp hay hôn cho tới tấn công tình dục, cưỡng dâm, hiếp dâm...
  • Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm các nhận xét không phù hợp về mặt xã hội, văn hóa và không được mong muốn bằng những ngụ ý về tình dục như những truyện cười gợi ý về tình dục hay những nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nào đó khi có mặt họ hoặc hướng tới họ. Hình thức này còn bao gồm cả những lời đề nghị và những yêu cầu không mong muốn hay lời mời đi chơi mang tính cá nhân một cách liên tục.
  • Quấy rối tình dục bằng hành vi phi lời nói gồm các hành động không được mong muốn như ngôn ngữ cơ thể khiêu khích, biểu hiện không đứng đắn, cái nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, các cử chỉ của các ngón tay… Hình thức này cũng bao gồm việc phô bày các tài liệu khiêu dâm, hình ảnh, vật, màn hình máy tính, các áp phích, thư điện tử, ghi chép, tin nhắn liên quan tới tình dục.

4. Bị quấy rối tình dục nơi làm việc thì làm thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 thì nếu bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người bị quấy rối có thể:

"2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

......"

Như vậy, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước nếu gặp phải trường hợp bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Tuy nhiên trong thực tế, khi bị quấy rối tình dục nên khiếu nại và tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc để người sử dụng lao động nắm được và kịp thời ngăn chặn, xử lý và có biện pháp bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục.

5. Luật quấy rối tình dục?

Hiện nay, pháp luật chưa có một luật nào quy định cụ thể về quấy rối tình dục. Nếu bạn muốn tìm hiểu các quy định pháp luật về quấy rối tình dục thì có thể tìm đọc quy định pháp luật tại Nghị định 144/2021/NĐ-CPBộ luật lao động 2019 để có thể hiểu rõ hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: 5 hành vi quấy rối tình dục trẻ em sẽ bị phạt tù từ 1/7, Thị dâm, khẩu dâm cũng là quấy rối tình dục từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 2.148
0 Bình luận
Sắp xếp theo