Phụ cấp thâm niên công chức, viên chức 2023

Phụ cấp thâm niên 2023 là một trong những loại phụ cấp mà công chức, viên chức hiện vẫn đang được hưởng. Vậy năm 2023 phụ cấp thâm niên có tăng hay không? Cách tính phụ cấp thâm niên 2023 được quy định như thế nào? Sau đây là một số quy định hiện hành về phụ cấp thâm niên của cán bộ, công chức viên chức 2023. Mời các bạn cùng theo dõi.

1. Điểm mới về phụ cấp thâm niên với cán bộ, công chức, viên chức từ 01/7/2023

Cùng với việc tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023. Theo đó, mức phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các đơn vị công lập cũng sẽ tăng lên đáng kể theo mức lương cơ sở mới. Chi tiết cách tính phụ cấp thâm niên 2023 mời các bạn xem chi tiết bên dưới.

2. Phụ cấp thâm niên là gì?

Hiện nay, chưa có văn bản nào định nghĩa về phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, có thể hiểu phụ cấp thâm niên là khoản phụ cấp dành cho những người công tác lâu năm trong ngành. Khoản phụ cấp này có ý nghĩa khích lệ, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức gắn bó lâu dài với nghề.

3. Cách tính phụ cấp thâm niên hiện nay

Mức hưởng phụ cấp thâm niên của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các đơn vị công lập được thực hiện theo khoản 1 Mục III Thông tư 04/2005/TT-BNV (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 03/2021/TT-BNV). Cụ thể như sau:

3.1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có đủ điều kiện thời gian và tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung quy định tại điểm 1 và điểm 2 Mục II Thông tư 04/2005/TT-BNV được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:

- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại tiết a điểm 1.1 Mục II Thông tư 04/2005/TT-BNV, sau 36 tháng đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.

- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại tiết b điểm 1.1 Mục II Thông tư 04/2005/TT-BNV, sau đủ 24 tháng đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức hưởng của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1% .

3.2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo quy định tại Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC, nếu lương mới đã được tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thì thời gian giữ bậc lương cũ dùng làm căn cứ để chuyển xếp sang lương mới được tính để hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung theo nguyên tắc cứ mỗi năm giữ bậc lương cũ mà có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1% phụ cấp thâm niên vượt khung.

3.3. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức hoặc cách chức thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật thì thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bị kéo dài được xác định như các trường hợp kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên.

3.4. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền là oan, sai sau khi bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, bị kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm), nếu vẫn được cơ quan có thẩm quyền đánh giá (bằng văn bản) là hoàn thành nhiệm vụ công tác được giao hàng năm, thì được tính lại các mức phụ cấp thâm niên vượt khung như khi đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung quy định tại Thông tư 04/2005/TT-BNV và được truy lĩnh phụ cấp, truy nộp bảo hiểm xã hội (bao gồm cả phần bảo hiểm xã hội do cơ quan, đơn vị đóng) theo các mức phụ cấp thâm niên vượt khung đã được tính lại.

4. Các đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên

Theo Nghị định 204 năm 2004 và Thông tư liên tịch 68 năm 2011 gồm:

- Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân;

- Hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân;

- Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu;

- Cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm;

- Nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở công lập.

Ngoài ra còn rất nhiều thông tin bổ ích khác về các chế độ chính sách của giáo viên, các mẹo dạy học hay các bạn có thể tham khảo trên chuyên mục Tài liệu cho giáo viên, Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn để cập nhật những tin tức mới nhất.

Tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
29 49.660
0 Bình luận
Sắp xếp theo