Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe ô tô, xe máy mới nhất

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, chủ xe cơ giới gồm xe ô tô, xe mô tô, xe máy bắt buộc phải có Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Trong bài viết này HoaTieu.vn xin chia sẻ đến quý bạn đọc những thông tin cần biết về bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe ô tô, xe máy cũng như biểu phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô xe máy năm 2024 theo Nghị định 67/2023-NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ mới nhất để các bạn cùng tham khảo.

1. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS)​ là gì?

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại hình bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của cá nhân hoặc tổ chức đối với bên thứ ba khi xảy ra rủi ro. Trong đó, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm sẽ là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm với người thứ ba.

Bảo hiểm ô tô, xe máy bắt buộc hay trách nhiệm dân sự là loại bảo hiểm bao gồm trách nhiệm dân sự liên quan đến việc bồi thường thiệt hại về thương tích hoặc bệnh tật cho bên thứ ba hoặc thiệt hại về tài sản của bên thứ ba, do người được bảo hiểm gây ra.

Công ty bảo hiểm​ sẽ thực hiện thanh toán số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm theo cách thức được quy định trong hợp đồng bảo hiểm đối với các khoản chi phí (bao gồm cả chi phí hợp đồng, phí và lệ phí hợp pháp của nguyên đơn) liên quan đến trách nhiệm dân sự do những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba và tài sản của họ.

Với người mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô, xe máy thì người mua sẽ có sự hỗ trợ về mặt tài chính cho tài xế khi họ gây thiệt hại cho người khác hoặc tài sản của người đó trong khi đang lái chiếc xe được bảo hiểm. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô, xe máy chỉ bảo hiểm cho các thương tích hoặc thiệt hại gây ra cho bên thứ ba và tài sản của họ chứ không phải cho lái xe hoặc tài sản của người lái xe. Hai nhân tố của bảo hiểm bắt buộc ô tô và xe máy là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về thân thể, tính mạng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về thân thể, tính mạng sẽ bảo hiểm cho người lái xe có lỗi, vì vậy họ không phải trả các chi phí y tế khẩn cấp và tiếp diễn cũng như thiệt hại về thu nhập và chi phí mai táng cho bên thứ ba. Nó cũng giúp trang trải các khoản chi phí pháp lý cho người tham gia bảo hiểm khi tai nạn họ gây ra dẫn đến một vụ kiện. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản sẽ trang trải các chi phí như chi phí sửa chữa nhà hoặc cơ sở bán lẻ bị hư hỏng do tai nạn, và chi phí sửa chữa xe của các lái xe khác có liên quan đến vụ tai nạn.

2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc là gì?

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc là loại hình bảo hiểm mà cá nhân hoặc doanh nghiệp sở hữu ô tô, xe máy, xe mô tô phải mua theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc hỗ trợ nạn nhân của các vụ tai nạn chi phí hồi phục sau tai nạn mà người khác, chẳng hạn như một lái xe hoặc người sử dụng lao động, đã gây ra.

3. Biểu phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô, xe máy mới nhất 2024

Hiện nay, mức phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với từng loại xe ô tô, xe mô tô, xe máy đang được áp dụng theo Phụ lục I Nghị định 67/2023/NĐ-CP . Cụ thể như sau:

Số TT

Loại xe

Phí bảo hiểm năm (đồng)

I

Mô tô 2 bánh

1

Từ 50 cc trở xuống

55.000

2

Trên 50 cc

60.000

II

Xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy

290.000

III

Xe gắn máy (bao gồm xe máy điện) và các loại xe cơ giới tương tự

1

Xe máy điện

55.000

2

Các loại xe còn lại

290.000

IV

Xe ô tô không kinh doanh vận tải

1

Loại xe dưới 6 chỗ ngồi

437.000

2

Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi

794.000

3

Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi

1.270.000

4

Loại xe trên 24 chỗ ngồi

1.825.000

5

Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan)

437.000

V

Xe ô tô kinh doanh vận tải

1

Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký

756.000

2

6 chỗ ngồi theo đăng ký

929.000

3

7 chỗ ngồi theo đăng ký

1.080.000

4

8 chỗ ngồi theo đăng ký

1.253.000

5

9 chỗ ngồi theo đăng ký

1.404.000

6

10 chỗ ngồi theo đăng ký

1.512.000

7

11 chỗ ngồi theo đăng ký

1.656.000

8

12 chỗ ngồi theo đăng ký

1.822.000

9

13 chỗ ngồi theo đăng ký

2.049.000

10

14 chỗ ngồi theo đăng ký

2.221.000

11

15 chỗ ngồi theo đăng ký

2.394.000

12

16 chỗ ngồi theo đăng ký

3.054.000

13

17 chỗ ngồi theo đăng ký

2.718.000

14

18 chỗ ngồi theo đăng ký

2.869.000

15

19 chỗ ngồi theo đăng ký

3.041.000

16

20 chỗ ngồi theo đăng ký

3.191.000

17

21 chỗ ngồi theo đăng ký

3.364.000

18

22 chỗ ngồi theo đăng ký

3.515.000

19

23 chỗ ngồi theo đăng ký

3.688.000

20

24 chỗ ngồi theo đăng ký

4.632.000

21

25 chỗ ngồi theo đăng ký

4.813.000

22

Trên 25 chỗ ngồi

[4.813.000 + 30.000 x (số chỗ ngồi - 25 chỗ)]

23

Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan)

933.000

VI

Xe ô tô chở hàng (xe tải)

1

Dưới 3 tấn

853.000

2

Từ 3 đến 8 tấn

1.660.000

3

Trên 8 đến 15 tấn

2.746.000

4

Trên 15 tấn

3.200.000

VII

Phí bảo hiểm trong một số trường hợp khác

1

Xe tập lái

Tính bằng 120% của phí bảo hiểm của xe cùng chủng loại quy định mục IV và mục VI.

2

Xe Taxi

Tính bằng 170% của phí bảo hiểm của xe kinh doanh cùng số chỗ quy định tại mục V

3.

Xe ô tô chuyên dùng

a) Phí bảo hiểm của xe cứu thương được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe vừa chở người vừa chở hàng (pickup, minivan) quy định tại mục V.

b) Phí bảo hiểm của xe chở tiền được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe dưới 6 chỗ quy định tại mục IV.

c) Phí bảo hiểm của các loại xe ô tô chuyên dùng khác có quy định trọng tải thiết kế được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng cùng trọng tải quy định tại mục VI; trường hợp xe không quy định trọng tải thiết kế, phí bảo hiểm bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng có trọng tải dưới 3 tấn quy định tại mục VI.

4

Đầu kéo rơ-moóc

Tính bằng 150% của phí bảo hiểm của xe chở hàng có trọng tải trên 15 tấn quy định tại mục VI. Phí bảo hiểm của xe đầu kéo rơ-moóc là phí của cả đầu kéo và rơ moóc.

5

Máy kéo

Tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng có trọng tải dưới 3 tấn quy định tại mục VI. Phí bảo hiểm của máy kéo là phí bảo hiểm của cả máy kéo và rơ moóc.

6

Xe buýt

Tính bằng phí bảo hiểm của xe không kinh doanh vận tải cùng số chỗ quy định tại mục IV.

Phí bảo hiểm cho thời hạn bảo hiểm khác 1 năm (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng)

Đối với các xe cơ giới mua bảo hiểm có thời hạn khác 1 năm, phí bảo hiểm được tính dựa trên phí bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định và tương ứng với thời hạn bảo hiểm. Cách tính cụ thể như sau:

Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe ô tô, xe máy

Trường hợp thời hạn bảo hiểm từ 30 ngày trở xuống, phí bảo hiểm phải nộp được tính bằng phí bảo hiểm năm theo loại xe cơ giới/(chia) cho 12 tháng.

Lưu ý: Căn cứ vào lịch sử bồi thường bảo hiểm của từng xe ô tô hoặc lịch sử gây tai nạn của chủ xe ô tô, doanh nghiệp bảo hiểm có thể chủ động xem xét, điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán bảo hiểm.

Mức tăng, giảm phí bảo hiểm tối đa là 15% tính trên mức giá bán bảo hiểm ô tô nêu trên.

4. Thời hạn bảo hiểm

Thời hạn của bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với xe ô tô và xe mô tô, xe máy được quy định tại Điều 9 Nghị định 67/2023-NĐ-CP như sau:

1. Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm, trừ các trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới 1 năm sau đây:

a) Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 1 năm.

b) Xe cơ giới có niên hạn sử dụng nhỏ hơn 1 năm theo quy định của pháp luật.

c) Xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

2. Trường hợp chủ xe cơ giới có nhiều xe tham gia bảo hiểm vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm nhưng đến năm tiếp theo có nhu cầu đưa về cùng một thời điểm bảo hiểm để quản lý, thời hạn bảo hiểm của các xe này có thể nhỏ hơn 1 năm và bằng thời gian hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên của năm đó. Thời hạn bảo hiểm của năm tiếp theo đối với các hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm sau khi được đưa về cùng thời điểm thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới, chủ xe cơ giới cũ có quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.

=> Như vậy, thông thường, tùy vào giá trị bảo hiểm mà chủ xe mua, thời hạn bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với xe ô tô và xe mô tô, xe máy kéo dài tối thiểu 1 năm và tối đa 3 năm.

5. Mức bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm khi có tai nạn xảy ra

Việc mua bảo hiểm dân sự bắt buộc đối với xe máy, ô tô không chỉ là tuân thủ quy định của pháp luật, mà còn giúp chủ xe san sẻ gánh nặng tài chính khi xảy ra tai nạn.

Căn cứ Khoản 5 Điều 12 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, trường hợp ô tô gây tai nạn, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới hoặc người lái xe có trách nhiệm dân sự được bảo hiểm số tiền mà người này đã bồi thường hoặc sẽ bồi thường cho người bị thiệt hại.

Nếu người được bảo hiểm chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường trực tiếp cho bên bị thiệt hại.

Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 67/2023/NĐ-CP:

- Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn.

- Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản:

+ Do xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là 50 triệu đồng trong một vụ tai nạn.

+  Do xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là 100 triệu đồng trong một vụ tai nạn.

- Trường hợp có quyết định của Tòa án thì căn cứ vào quyết định của Tòa án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này. Cụ thể:

+ Bồi thường tối đa: 150 triệu đồng/người với trường hợp người bị thiệt hại chết hoặc tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật.

+ Bồi thường theo mức độ thương tật:

Số tiền bồi thường=Tỷ lệ tổn thươngx

Mức trách nhiệm bảo hiểm

Trong đó, tỷ lệ thương tổn được quy định tại Phụ lục VI của Nghị định 67/2023/NĐ-CP.

Ví dụ: Trường hợp anh A gây tai nạn khiến anh B gẫy xương đòn (1/3 ngoài, giữa hoặc trong), sau khi được chữa trị, anh B can liền tốt, không di chứng, tỷ lệ tổn thương từ 6 đến 10% thì mức bồi thường bảo hiểm = (6% hoặc 10%) x 150 triệu = 9 triệu đến 15 triệu đồng.

-> Vậy tùy vào tỷ lệ tổn thương, anh B sẽ được bảo hiểm chi trả từ 9 đến 15 triệu đồng.

Lưu ý: Với tai nạn do lỗi hoàn toàn của bên thứ ba, thì mức bồi thường bảo hiểm về sức khỏe, tính mạng với bên thứ ba bị thiệt hại bằng 50% mức bồi thường theo quy định hoặc theo thỏa thuận giữa các bên nhưng cũng không vượt quá 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 67.

6. Không mua bảo hiểm ô tô bắt buộc có bị phạt?

Theo điểm d khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định một trong những điều kiện tham gia giao thông của người lái xe là phải có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Nếu không mua bảo hiểm ô tô bắt buộc, khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, chủ phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm giao thông theo quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) về tội không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực, với mức phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

=> Như vậy, việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự với xe ô tô, xe máy là bắt buộc và đã được quy định trong luật, yêu cầu các chủ xe phải thực hiện. Trường hợp CSGT kiểm tra chủ phương tiện không có bảo hiểm bắt buộc với ô tô, xe máy và các loại xe tương tự xe máy thì sẽ bị phạt theo quy định.

Trên đây là Biểu phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe ô tô, xe máy mới nhất 2024. Mời bạn đọc đón xem các bài viết hữu ích khác tại mục Hỏi đáp pháp luật của Hoatieu nhé.

Đánh giá bài viết
1 576
0 Bình luận
Sắp xếp theo