Thông tư số 15/VBHN-NHNN

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

---------------

Số: 03/2014/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2014

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ TÍN DỤNG NỘI BỘ HỢP TÁC XÃ

Thông tư số 06/2004/TT-NHNN ngày 27 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về tín dụng nội bộ hợp tác xã, có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 10 năm 2004, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 04/2007/TT-NHNN ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/2004/TT-NHNN ngày 27/9/2004 hướng dẫn về tín dụng nội bộ hợp tác xã, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2007.

Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Chỉ thị số 22/2003/CT-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá IX) về kinh tế tập thể;

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về hoạt động tín dụng nội bộ hợp tác xã như sau1:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thông tư này hướng dẫn về tín dụng nội bộ hợp tác xã (dưới đây gọi là tín dụng nội bộ) mà theo đó, các hợp tác xã sử dụng vốn điều lệ và vốn huy động của xã viên để cho các xã viên của mình vay.

2. Tín dụng nội bộ là một hoạt động phụ trợ trong hợp tác xã, do tập thể xã viên của hợp tác xã tự nguyện tham gia và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động. Nhà nước không chịu trách nhiệm về tài chính đối với những rủi ro của hoạt động tín dụng nội bộ. Mọi tổn thất về vốn của hoạt động tín dụng nội bộ do xã viên và hợp tác xã chịu trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư này.

3. Mục đích của tín dụng nội bộ là hợp tác xã hỗ trợ một phần vốn cho xã viên để sản xuất, kinh doanh; không vì lợi nhuận, nhưng phải bảo toàn được vốn và bù đắp đủ các khoản chi phí của hoạt động tín dụng nội bộ.

4. Ban quản trị hợp tác xã (sau đây gọi là Ban quản trị) phải niêm yết công khai văn bản cam kết giữa tất cả xã viên và Ban quản trị về trách nhiệm của Ban quản trị và xã viên đối với kết quả hoạt động tín dụng nội bộ, các cam kết khác phù hợp với quy định tại Thông tư này và pháp luật khác có liên quan.

5. Hợp tác xã chỉ được sử dụng một phần vốn điều lệ và có thể sử dụng thêm vốn huy động của xã viên để cho xã viên vay. Nghiêm cấm việc sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động của các tổ chức, cá nhân không phải là xã viên của hợp tác xã để làm nguồn vốn cho vay. Trường hợp hợp tác xã làm đại lý, ủy thác cho vay theo hợp đồng đã ký kết với các tổ chức tíndụng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Nghiêm cấm hợp tác xã cho vay đối với các tổ chức, cá nhân không phải là xã viên của hợp tác xã.

6. Giải thích một số từ ngữ:

a. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi xã viên bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa hợp tác xã và xã viên;

b. Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thỏa thuận giữa hợp tác xã và xã viên mà tại cuối mỗi khoảng thời gian phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho hợp tác xã;

c. Gia hạn nợ vay là việc hợp tác xã chấp thuận kéo dài thêm một thời gian ngoài thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng;

d. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc hợp tác và xã viên thỏa thuận về việc thay đổi các kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng;

đ. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là việc cho vay vốn của hợp tác theo đó, nghĩa vụ trả nợ của xã viên được cam kết bảo đảm thực hiện bằng cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của xã viên hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Đánh giá bài viết
1 617
0 Bình luận
Sắp xếp theo