Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT

Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 28 tháng 02 năm 2013 hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

-----------------
Số: 16/2013/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2013

THÔNG TƯ
Hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 09 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi điều 3 Nghị định 01/2008/ NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 08 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng và Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về nông nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ và Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thi hành một số nội dung về xác lập quyền đối với giống cây trồng, đại diện quyền đối với giống cây trồng, giám định quyền đối với giống cây trồng và biểu mẫu về bảo hộ giống cây trồng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam;

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài là các đối tượng được quy định tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chọn tạo giống cây trồng là quá trình lai hữu tính, gây đột biến hoặc áp dụng phương pháp khác để tạo các biến dị nhân tạo và chọn lọc tìm ra biến dị phù hợp với yêu cầu của sản xuất.

2. Phát hiện và phát triển giống cây trồng:

a) Phát hiện là hoạt động chọn lọc tìm ra biến dị tự nhiên có sẵn trong quần thể một giống cây trồng hoặc tìm ra nguồn gen mới có sẵn trong tự nhiên;

b) Phát triển là quá trình nhân và đánh giá để chọn ra biến dị hoặc nguồn gen phù hợp với yêu cầu của sản xuất.

Điều 4. Người đại diện hợp pháp, đại diện theo ủy quyền của chủ đơn

1. Người đại diện hợp pháp của chủ đơn theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP gồm:

a) Trường hợp chủ đơn là tổ chức, cá nhân Việt Nam: người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của chủ đơn hoặc tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo ủy quyền của chủ đơn;

b) Trường hợp chủ đơn là tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam: người đứng đầu văn phòng đại diện hoặc đứng đầu chi nhánh tại Việt Nam hoặc tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo ủy quyền của chủ đơn;

c) Trường hợp chủ đơn là tổ chức, cá nhân nước ngoài không có trụ sở, địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam: tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo ủy quyền của chủ đơn.

2. Đại diện theo ủy quyền của chủ đơn tiến hành các thủ tục về bảo hộ giống cây trồng theo quy định pháp luật về ủy quyền; giấy ủy quyền theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

Điều 5. Xử lý ý kiến phản đối của người thứ ba

1. Kể từ ngày đơn đăng ký bảo hộ được công bố trên Website của Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới hoặc Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến trước ngày ký quyết định cấp Bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền gửi ý kiến phản đối đến Cục Trồng trọt về quyền đăng ký, quyền ưu tiên, điều kiện bảo hộ và những vấn đề khác liên quan đến việc chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng.

2. Ý kiến phản đối của người thứ ba phải được làm theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này, kèm theo thuyết minh về căn cứ, lý do phản đối, các chứng cứ khác (nếu có) gửi về Cục Trồng trọt.

Trình tự, thời gian giải quyết:

a) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của người thứ ba, Cục Trồng trọt thông báo cho người nộp đơn đăng ký bảo hộ;

b) Người nộp đơn đăng ký bảo hộ có trách nhiệm trả lời bằng văn bản tới Cục Trồng trọt trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày ký thông báo của Cục Trồng trọt;

c) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của người nộp đơn đăng ký bảo hộ, nếu thấy cần thiết, Cục Trồng trọt có thể tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người thứ ba và người nộp đơn đăng ký bảo hộ hoặc thông báo ý kiến phản hồi cho người thứ ba;

d) Người thứ ba có trách nhiệm trả lời bằng văn bản tới Cục Trồng trọt trong thời hạn tối đa là ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày ký thông báo của Cục Trồng trọt;

đ) Trường hợp có đủ căn cứ kết luận ý kiến của người thứ ba là không có cơ sở: trong thời hạn là mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến trả lời của người thứ ba, Cục Trồng trọt phải thông báo cho người thứ ba về việc từ chối xem xét, có nêu rõ lý do;

e) Trường hợp chưa đủ căn cứ kết luận ý kiến của người thứ ba là không có cơ sở: trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến trả lời của người thứ ba, Cục Trồng trọt thông báo để người thứ ba yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày ra thông báo, nếu không nhận được trả lời bằng văn bản của người thứ ba về việc đã nộp đơn cho Tòa án thì Cục Trồng trọt coi như người thứ ba đã rút bỏ ý kiến phản đối. Nếu nhận được trả lời của người thứ ba, Cục Trồng trọt tạm dừng việc xử lý đơn đăng ký bảo hộ để chờ kết quả giải quyết tranh chấp của Tòa án. Sau khi nhận được kết quả giải quyết của Tòa án, việc xử lý đơn đăng ký bảo hộ sẽ được tiến hành phù hợp với kết quả đó và thông báo bằng văn bản cho người thứ ba trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc.

Điều 6. Giống cây trồng được biết đến rộng rãi và tính mới của giống cây trồng

1. Giống cây trồng cùng loài với giống đăng ký bảo hộ được coi là giống cây trồng được biết đến rộng rãi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó đã được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường Việt Nam hoặc ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;

b) Giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc được công nhận sản xuất thử, công nhận chính thức hoặc có tên trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc ở bất kỳ quốc gia nào;

c) Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới hoặc đơn đăng ký khảo nghiệm hoặc đơn đăng ký công nhận giống cây trồng mới tại Việt Nam hoặc ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối.

2. Giống cây trồng được coi là không còn tính mới và không đủ điều kiện được đăng ký bảo hộ sau mười hai (12) tháng kể từ ngày giống có tên trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Điều 7. Biểu mẫu, hình thức tiếp nhận, nơi tiếp nhận, ngày nộp đơn, hồ sơ về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

1. Biểu mẫu về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng gồm:

a) Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư này;

b) Tờ khai yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 4 của Thông tư này;

c) Mẫu Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư này;

d) Các biểu mẫu khác được quy định tại các Điều 4 đến Điều 35 của Thông tư này.

2. Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới tiếp nhận đơn, hồ sơ về bảo hộ giống cây trồng bằng một trong các hình thức sau:

a) Nhận trực tiếp;

b) Nhận qua bưu điện.

3. Nơi tiếp nhận và trả kết quả đơn, hồ sơ về bảo hộ giống cây trồng tại Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới

- Cục Trồng trọt, địa chỉ: số 2 Ngọc Hà - Ba Đình - Hà Nội, điện thoại: (04) 38435182, fax: (04) 37342844, email: pvpvietnam@mard.gov.vn, website: pvpo.mard.gov.vn.

4. Ngày nộp đơn là ngày đơn được Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới tiếp nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 175 Luật Sở hữu trí tuệ.

Điều 8. Phí, lệ phí bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

a) Phí, lệ phí liên quan đến bảo hộ quyền đối với giống cây trồng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 180/2011/TT- BTC ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp;

b) Người tham dự khóa đào tạo về đại diện quyền đối với giống cây trồng hoặc đào tạo nghiệp vụ về giám định quyền đối với giống cây trồng phải trả chi phí đào tạo.

Chương II
XÁC LẬP QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Điều 9. Nhận đơn đăng ký bảo hộ và thẩm quyền cấp, chuyển nhượng Bằng bảo hộ

1. Tài liệu trong đơn đăng ký bảo hộ

Tài liệu trong đơn đăng ký bảo hộ theo quy định tại Điều 174 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 8 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

a) Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 5 của Thông tư này;

b) Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm DUS theo mẫu tại quy phạm khảo nghiệm DUS của từng loài cây trồng;

c) Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt;

d) Giấy ủy quyền theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư này (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

đ) Ảnh chụp mẫu giống: Tối thiểu 03 ảnh màu thể hiện 3 tính trạng đặc trưng của giống, kích cỡ 9cm x 15cm;

2. Thông báo chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 6 của Thông tư này.

3. Cục trưởng Cục Trồng trọt quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng, Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng trong trường hợp chuyển nhượng Bằng bảo hộ giống cây trồng.

Điều 10. Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ

1. Trước khi Cục Trồng trọt ra thông báo từ chối đơn, thông báo chấp nhận đơn; quyết định cấp Bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối cấp Bằng bảo hộ, người nộp đơn có quyền đề nghị hoặc theo yêu cầu của Cục Trồng trọt sửa chữa sai lỗi chính tả về tên, địa chỉ của người nộp đơn, tác giả giống, tên giống cây trồng hoặc đổi tên giống cây trồng; sửa đổi, bổ sung các tài liệu trong đơn, nhưng không làm thay đổi bản chất của đơn. Trường hợp người nộp đơn khi thay đổi bản chất của đơn (thay đổi chủ sở hữu, tác giả giống, giống đăng ký) thì phải nộp lại đơn từ đầu theo quy định.

2. Người nộp đơn có đề nghị sửa đổi, bổ sung đơn phải nộp 01 bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt. Hồ sơ gồm:

a) Tờ khai yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn theo mẫu tại Phụ lục 7 của Thông tư này;

b) Bản sao chứng thực hoặc có bản gốc xuất trình để đối chiếu: Quyết định đổi tên, địa chỉ hoặc Giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ hoặc các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ người nộp đơn, tác giả giống cây trồng (trường hợp sửa chữa sai sót về tên, địa chỉ của người nộp đơn, tác giả giống cây trồng);

c) Bản giải trình về đổi tên giống (trường hợp sửa đổi tên giống);

d) Bản tài liệu mới đã được sửa đổi, kèm theo bản thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi so với bản tài liệu ban đầu trong đơn đã nộp (trường hợp sửa đổi, bổ sung các tài liệu trong đơn);

đ) Giấy ủy quyền theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư này (trường hợp thay đổi đại diện);

e) Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt.

3. Trình tự, thời gian giải quyết:

a) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Trồng trọt xác định tính đầy đủ theo quy định của hồ sơ, gửi yêu cầu bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định;

b) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi Cục Trồng trọt nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục Trồng trọt ký thông báo chấp nhận sửa đổi, bổ sung đơn và công bố trên Website của Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ký thông báo hoặc trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp không giải quyết, phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Điều 11. Chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ

1. Giống cây trồng chưa được chủ sở hữu nộp đơn đăng ký bảo hộ sau khi được chuyển giao quyền sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật thì bên nhận chuyển giao có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ đó theo quy định.

2. Tài liệu trong đơn đăng ký bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này và bổ sung thêm tài liệu chứng minh quyền nộp đơn là bản hợp đồng chuyển giao quyền chủ sở hữu cây trồng đó (bản chính hoặc bản sao chứng thực) bằng tiếng Việt hoặc phải dịch ra tiếng Việt, từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai.

Điều 12. Chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ

1. Trước khi Cục Trồng trọt ra thông báo từ chối đơn, thông báo chấp nhận đơn; quyết định cấp Bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng, chủ đơn có quyền chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng cho người khác. Bên nhận chuyển nhượng đơn đăng ký trở thành chủ đơn. Việc chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ được làm thành hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 88/2010/NĐ-CP.

2. Chủ đơn (bên chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ) nộp 01 bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt. Hồ sơ gồm:

a) Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư này;

b) Hợp đồng (bản chính hoặc bản sao chứng thực) bằng tiếng Việt hoặc phải dịch ra tiếng Việt, từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai;

c) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, đối với trường hợp giống cây trồng thuộc sở hữu chung;

d) Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt;

đ) Trường hợp giống cây trồng được tạo ra bằng ngân sách Nhà nước thì phải bổ sung các tài liệu chứng minh việc chuyển nhượng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP.

3. Trình tự, thời gian giải quyết:

a) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Trồng trọt xác định tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Trồng trọt thông báo rõ các thiếu sót của hồ sơ đề nghị chuyển nhượng, ấn định thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót và có ý kiến phản hồi. Quá thời hạn trên, nếu người nộp đơn không sửa chữa, bổ sung thì Cục Trồng trọt ra thông báo từ chối hồ sơ, có nêu rõ lý do.

b) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi Cục Trồng trọt nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục Trồng trọt ký thông báo chấp nhận chuyển nhượng đơn và công bố trên Website của Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký thông báo hoặc trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 13. Chỉ định và kiểm tra hoạt động của tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS được chỉ định

1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 98/2011/NĐ-CP và đáp ứng yêu cầu cụ thể tại quy phạm khảo nghiệm DUS đối với từng loài cây trồng, gửi một (01) bộ hồ sơ về Cục Trồng trọt đề nghị được chỉ định thực hiện khảo nghiệm DUS. Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị được chỉ định khảo nghiệm DUS theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 của Thông tư này;

b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc Giấy phép đầu tư của tổ chức; chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của cá nhân (bản sao chứng thực hoặc bản chính xuất trình để đối chiếu).

2. Trình tự, thời gian giải quyết:

a) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Trồng trọt xác định tính đầy đủ theo quy định của hồ sơ, hướng dẫn bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định;

b) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi Cục Trồng trọt nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục Trồng trọt thành lập Đoàn thẩm định gồm 02 - 03 người đánh giá tại chỗ các điều kiện thực hiện khảo nghiệm DUS giống cây trồng;

c) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc sau khi Cục Trồng trọt nhận được biên bản thẩm định của đoàn đánh giá và báo cáo khắc phục của tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm, Cục trưởng Cục Trồng trọt ký quyết định chỉ định tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS giống cây trồng; công bố trên Website của Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định. Trường hợp không giải quyết, phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.

d) Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định là mười (10) năm. Trước khi hết hiệu lực chín mươi (90) ngày, tổ chức, cá nhân muốn được chỉ định lại phải gửi đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 của Thông tư này. Căn cứ đơn đề nghị, kết quả kiểm tra hoạt động trong thời gian được chỉ định, Cục trưởng Cục Trồng ký quyết định chỉ định lại hoặc không chỉ định lại tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS giống cây trồng, nêu rõ lý do.

3. Kiểm tra hoạt động của tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS được chỉ định

a) Tần xuất kiểm tra ít nhất là 02 năm/01 lần, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất;

b) Cục trưởng Cục Trồng trọt thành lập Đoàn kiểm tra gồm 02 - 03 người tiến hành kiểm tra tại chỗ;

c) Kiểm tra tại chỗ được thực hiện tại cơ quan khảo nghiệm DUS và tại ít nhất một (01) thí nghiệm khảo nghiệm DUS. Kết quả kiểm tra là căn cứ để duy trì, cảnh báo, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chỉ định;

Đánh giá bài viết
1 200
0 Bình luận
Sắp xếp theo