Chính sách mới có hiệu lực từ cuối tháng 07/2015

Chính sách mới có hiệu lực vào cuối tháng 07/2015

HoaTieu.vn xin điểm lại những chính sách nổi bật bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 21 – 31/07/2015, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Chính sách mới có hiệu lực từ đầu tháng 07/2015

Chính sách mới có hiệu lực từ giữa tháng 07/2015

1. Hướng dẫn mới về Thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn mới về thuế. Theo đó:

  • Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh;
  • Hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP.

Thông tư 92/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.

Các hướng dẫn về cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì áp dụng cho kỳ tính thuế từ ngày 01/01/2016.

Trường hợp cá nhân có phát sinh hợp đồng thuê trong nhiều năm và đã khai thuế, nộp thuế theo quy định trước đây thì không điều chỉnh lại đối với số thuế đã khai, đã nộp.

2. Tăng mức vay vốn hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn

Từ ngày 25/7/2015, theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc ở nông thôn sẽ được tăng mức hỗ trợ vay vốn.

Theo đó, các mức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm được quy định như sau:

  • Tối đa 03 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ;
  • Tối đa 02 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp;
  • Tối đa 01 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp...

Nghị định này thay thế Nghị định 41/2010/NĐ-CP.

3. Hướng dẫn di dân, tái định cư dự án thủy lợi, thủy điện

Theo Thông tư 22/2015/TT-BNNPTNT hướng dẫn Quyết định 64/2014/QĐ-TTg về chính sách di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện thì điều kiện xác định nội dung hỗ trợ đầu tư như sau:

  • Hộ gia đình có đất sản xuất, lao động và tư liệu sản xuất đáp ứng với nội dung của dự án, có đơn đăng ký sẽ được hỗ trợ chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Ngoài ra, Hộ gia đình được hỗ trợ loại giống cây trồng, vật nuôi, vật tư theo quy định, phù hợp với quy hoạch.

  • Người lao động thuộc các hộ sau tái định cư và hộ bị ảnh hưởng khi Nhà nước thu hồi đất có nhu cầu đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề.
  • Công trình giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt...đã được đầu tư tại khu, điểm tái định cư bằng nguồn vốn đầu tư của dự án thủy lợi, thủy điện sẽ được sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Thông tư 22/2015/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 25/07/2015 và thay thế Thông tư 39/2011/TT-BNNNPTNT.

4. Hồ sơ cấp phép nhập khẩu tự động sản phẩm thép

Ngày 12/06/2015, Bộ Công thương ban hành Thông tư 12/2015/TT-BCT về việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép.

Theo đó, Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tự động gồm:

  • Đơn đăng ký nhập khẩu tự động: 02 bản (theo mẫu).
  • Hợp đồng nhập khẩu hoặc các văn bản có giá trị tương đương: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
  • Hóa đơn thương mại: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
  • Tín dụng thư hoặc chứng từ thanh toán hoặc Giấy xác nhận thanh toán qua ngân hàng: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
  • Vận tải đơn hay chứng từ vận tải của lô hàng: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).

Trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ hoặc từ khu phi thuế quan, thương nhân không phải nộp vận tải đơn hay chứng từ vận tải nhưng phải nộp báo cáo tình hình nhập khẩu của đơn đăng ký nhập khẩu đã được xác nhận lần trước theo mẫu.
Thông tư 12/2015/TT-BCT có hiệu lực từ 26/07/2015.

5. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự

Ngày 09/06/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 88/2015/TT-BTC quy định về phí, lệ phí cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm mật mã dân sự.

Cụ thể như sau:

  • Phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự: 1.200.000 đồng/sản phẩm/lần thẩm định.
  • Phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự: 1.200.000 đồng/sản phẩm/lần thẩm định.
  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự: 150.000 đồng/sản phẩm/lần cấp.
  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự: 150.000 đồng/sản phẩm/lần cấp.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 27/07/2015.

6. Khai thác lâm sản rừng phòng hộ

Theo Quyết định 17/2015/QĐ-TTg việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ được thực hiện như sau:

  • Chỉ được tận thu, tận dụng gỗ trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên;
  • Được khai thác gỗ trong rừng phòng hộ là rừng trồng nhưng phải theo sản lượng cho phép;
  • Được khai thác tre, nứa, lâm sản ngoài gỗ với cường độ không quá 30 phần trăm trữ lượng;
  • Được tự tổ chức, liên kết hoặc cho thuê để kinh doanh du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo;
  • Được tổ chức sản xuất nông, ngư nghiệp kết hợp.

Quyết định 17/2015/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 30/07/2015.

7. Gia hạn áp dụng tỷ lệ trích nộp phí sử dụng tần số vô tuyến điện

Cục Tần số vô tuyến điện được trích 60% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc quản lý và thu phí theo chế độ quy định tại Thông tư số 97/2009/TT-BTC.

Cục Tần số vô tuyến điện có trách nhiệm kê khai, nộp và quyết toán 40% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

Tỷ lệ quy định nêu trên áp dụng cho năm tài chính 2015 và 2016.

Nội dung trên được quy định tại Thông tư 87/2015/TT-BTC và có hiệu lực từ ngày 23/07/2015.

Đánh giá bài viết
1 67
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo