34 tội mới sẽ áp dụng từ ngày 1/7

34 tội mới sẽ áp dụng từ ngày 1/7

Hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm, cản trở quyền tiếp cận thông tin hay biểu tình của công dân, đăng ký hộ tịch trái luật... từ ngày 1/7 sẽ bị xử lý theo Bộ luật Hình sự 2015. Theo điểm c Điều 1 Nghị quyết 109/20015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội quy định về việc thi hành Bộ luật Hình sự 2015, 34 tội phạm mới được bổ sung vào bộ luật này. HoaTieu.vn giới thiệu 34 tội danh và nêu chi tiết một số tội danh, tội phạm mới điển hình.

5 tội sẽ 'biến mất' từ ngày 1/7/2016

10 tội chuyển sang phạt tiền thay phạt tù từ 01/7/2016

7 hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình bị phạt theo luật mới

Từ 1/7, sa thải người lao động trái luật có thể bị phạt tù đến 3 năm

34 tội mới sẽ xuất hiện từ 1/7/2016

Ảnh minh họa

A. 34 tội mới sẽ "xuất hiện" từ 1/7

  1. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147);
  2. Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154);
  3. Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân (Điều 167);
  4. Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại (Điều 187);
  5. Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán (Điều 212);
  6. Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213);
  7. Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 214);
  8. Tội gian lận bảo hiểm y tế (Điều 215);
  9. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216);
  10. Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217);
  11. Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản (Điều 218);
  12. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219);
  13. Tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220);
  14. Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221);
  15. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222);
  16. Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 223);
  17. Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 224);
  18. Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 230);
  19. Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234);
  20. Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Điều 238);
  21. Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật (Điều 285);
  22. Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng (Điều 291);
  23. Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 292);
  24. Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh (Điều 293);
  25. Tội cố ý gây nhiễu có hại (Điều 294);
  26. Tội cưỡng bức lao động (Điều 297);
  27. Tội bắt cóc con tin (Điều 301);
  28. Tội cướp biển (Điều 302);
  29. Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật (Điều 336);
  30. Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép (Điều 348);
  31. Tội vi phạm quy định về giam giữ (Điều 388);
  32. Tội gây rối trật tự phiên tòa (Điều 391);
  33. Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật (Điều 393);
  34. Tội chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của tử sĩ (Điều 418).

Cần lưu ý: Các tội phạm mới nêu ở trên không áp dụng đối với những hành vi phạm tội xảy ra
trước 0h00 ngày 1/7/2016 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện.

B. Chi tiết một số tội danh, tội phạm mới điển hình

Điều 147: Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm

Hành vi khiêu dâm trẻ em thể hiện ở các dấu hiệu: lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Chủ thể phạm tội là người từ đủ 18 tuổi trở lên, mức án từ 6 tháng đến 3 năm.

Người phạm tội sẽ phải chịu khung hình phạt mở rộng đến 12 năm nếu có thêm các tình tiết tăng nặng: phạm tội với hai người trở lên, vì mục đích thương mại, tái phạm nguy hiểm... Hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

Điều 154: Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

Hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác sẽ bị phạt tù 3-7 năm.

Nếu người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, mức hình phạt có thể tăng tới 15 năm tù: có tổ chức, vì mục đích thương mại, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp, đối với 2-5 người, phạm tội hai lần trở lên...

Mức hình phạt cao nhất là án tù chung thân nếu phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, phạm tội đối với 6 người trở lên, gây chết người, tái phạm nguy hiểm...

Điều 167: Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân

Người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến 2 năm.

Mức hình phạt cao nhất dành cho tội phạm này là 5 năm khi thỏa mãn các yếu tố như: phạm tội có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ tới 5 năm.

Điều 297: Tội cưỡng bức lao động

Người phạm tội này có thể bị phạt đến 3 năm tù, phạt tiền 50-200 triệu đồng nếu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động.

Mức phạt dành cho tội phạm còn mở rộng từ 3 đến 12 năm tù nếu có nhiều tình tiết tăng nặng như: phạm tội có tổ chức, với hai người trở lên, với trẻ em, phụ nữ có thai, người già yếu, khuyết tật, làm chết người...

Người phạm tội có thể bị phạt tiền 30-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.

Điều 215: Tội gian lận bảo hiểm y tế

Những hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 10-100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại 20-200 triệu đồng mà không thuộc trường hợp: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài quy định tại luật này là dấu hiệu của tội gian lận bảo hiểm y tế.

Người phạm tội bị phạt tiền 20-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến 2 năm khi có đủ chứng cứ để cáo buộc thực hiện những hành vi cụ thể sau:

Thứ nhất người phạm tội lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng.

Thứ hai người giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.

Người phạm tội còn có thể bị phạt 1-10 năm tù nếu thực hiện hành vi có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, gây thiệt hại 200-500 triệu đồng hoặc trên 500 triệu, dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt...

Đánh giá bài viết
1 516
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo