Phân biệt Tên thương mại - Tên doanh nghiệp - Nhãn hiệu

Sự khác nhau giữa Tên thương mại - Tên doanh nghiệp - Nhãn hiệu

Hiện tại, các doanh nghiệp thường nhầm lẫn giữa các khái niệm Tên thương mại - Tên doanh nghiệp - Nhãn hiệu. Vậy Tên doanh nghiệp là gì? Tên thương mại là gì? Nhãn hiệu là gì? Làm thế nào để phân biệt được 3 loại trên? Mời các bạn tham khảo bảng so sánh dưới đây.

Tên doanh nghiệp

Tên thương mại

Nhãn hiệu

Luật bảo hộ

Luật doanh nghiệp

Luật sở hữu trí tuệ

Luật sở hữu trí tuệ

Khái niệm

Là tên gọi của doanh nghiệp đượcghi trong giấy phép kinh doanhvà được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp là yếu tố phân biệt các doanh nghiệp với nhau trong hoạt động kinh doanh.

Ví dụ: Công ty TNHH Nhật Linh, Công ty cổ phần nhựa Bình Minh, Công ty cổ phần FPT…

Là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Ví dụ: Công ty bánh kẹo Hải Châu, Công ty sữa Mộc Châu…

Là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau.

Ví dụ: FAHADO, LACTACYD cùng là thuốc nhưng FAHADO là sản phẩm thuốc của Công ty Dược phẩm Hà Tây, LACTACYD là sản phẩm thuốc của Công ty liên doanh dược phẩm SANOFI Việt Nam.

=>FAHADO, LACTACYD được xem là nhãn hiệu

Chức năng

Chức năng chủ yếu và quan trọng nhất của tên doanh nghiệp là để phân biệt chính xác doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trong hoạt động kinh doanh.

=>Vì thế mỗi doanh nghiệp chỉ có một tên doanh nghiệp duy nhất được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Tên thương mại là dấu hiệu để phân biệt các doanh nghiệp.

- Tên thương mại được sử dụng nhằm mục đích thương mại, dùng để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.

Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ.

Phạm vi bảo hộ

Toàn quốc

Trong một địa bàn, trên một lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Toàn quốc

Thành phần cấu tạo

- Tên doanh nghiệp phải: được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

(Điều 9, Luật Doanh nghiệp 2014)

- Tên thương mại là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được, bao gồm hai thành phần là thành phần mô tả và thành phần phân biệt.

- Bắt buộc phải có thành phần phân biệt, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng. (Khoản 1 Điều 78 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009)

- Tên thương mại không bắt buộc phải bao gồm loại hình doanh nghiệp (công ty TNHH, công ty cổ phần…)

- Nhãn hiệu: Từ ngữ, chữ số đọc được, hình ảnh, màu sắc.

Điều kiện bảo hộ

Tên doanh nghiệp được xác định rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hay nói cách khác tên doanh nghiệp phải được xác lập thông qua thủ tục đăng ký kinh doanh.

- Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Và Điều kiện có khả năng phân biệt:

  • Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
  • Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
  • Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

- CSPL: Điều 76-78 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, (sửa đổi, bổ sung 2009)

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác

- CSPL: Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)

Thời hạn bảo hộ

Không hạn chế

Không hạn chế

10 năm (có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 10 năm).

Quyền sở hữu công nghiệp

Không được bảo hộ bằng luật sở hữu trí tuệ mà là luật doanh nghiệp

Xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Xác lập trên cơ sở quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp văn bằng bảo hộ cho người đăng ký các đối tượng đó.

Đánh giá bài viết
1 487
0 Bình luận
Sắp xếp theo