Phân biệt quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Sự khác nhau giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Quyền tác giả cùng với quyền sở hữu công nghiệp tạo thành hai bộ phận chính của chế định quyền sở hữu trí tuệ. Để hiểu rõ về sự phân biệt giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Pháp luật sở hữu trí tuệ của nước ta hiện nay bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho ba nhóm đối tượng gồm: Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Trong thời kỳ phát triển hiện nay thì quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp đang rất được quan tâm. Bài viết này phần nào giúp chúng ta trong việc phân biệt giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp theo pháp Luật sở hữu trí tuệ hiện hành.

Quyền tác giả

Quyền sở hữu công nghiệp

Khái niệm

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

(khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung 2009)

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh (Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung 2009)

Cơ sở pháp lý

Phần thứ 2 Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung 2009

Phần thứ 3 Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa dổi bổ sung 2009

Đối tượng bảo hộ

Quyền tác, quyền liên quan quyền tác giả

Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, mạch tích hợp bán dẫn, bí mật khinh doanh

Đối tượng không được bảo hộ

Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009

Điều 59, điều 64, điều 69, Điều 77, điều 80

Điều kiện bảo hộ

Phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký (khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009)

  • Sáng chế: có tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp
  • Kiểu dáng công nghiệp: có tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp
  • Nhãn hiệu: Dấu hiệu nhìn thấy được, có tính phân biệt (Điều 72)
  • Tên thương mại: Có khả năng phân biệt giữa các chủ thể kinh doanh (Điều 76)
  • Chỉ dẫn địa lý: Điều 79
  • Mạch tích hợp bán dẫn: có tính nguyên gốc, tính thương mại (Điều 68)
  • Bí mật kinh doanh: Điều 84

Căn cứ xác lập quyền

Kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và định hình dưới một hình thức vật chất nhất định

  • Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý: Xác lập trên cơ sở được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ hoặc công nhận đăng ký quốc tế
  • Tên thương mại: Sử dụng hợp pháp
  • Bí mật kinh doanh: Có được một cách hợp pháp và thực hiện bảo mật
  • Nhãn hiệu nổi tiếng: Trên cơ sở sử dụng

Văn bằng bảo hộ

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan​

(Được cấp bởi Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ văn hóa thể thao và du lịch)

  • Bằng độc quyền sáng chế
  • Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
  • Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

(Được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học và công nghệ)

Thời hạn bảo hộ

Điều 27

  • Quyền nhân thân quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 19 được bảo hộ vô thời hạn
  • Quyền nhân thân tại khoản 3, quyền tài sản bảo hộ có thời hạn

Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ, sửa đổi bổ sung 2009

Phạm vi bảo hộ

Trên lãnh thổ Việt Nam

Trên lãnh thổ Việt Nam

Nội dung bảo hộ

Quyền nhân thân, quyền tài sản

Quyền tài sản, trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được bảo hộ cả quyền của tác giả

Giới hạn bảo hộ

Điều 25

Điều 132, 133, 134,135,136,137

Hành vi xâm phạm quyền được bảo hộ

Điều 28

Điều 126, 127, 129

Đánh giá bài viết
1 1.285
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo