Phân biệt lương cơ bản và lương tối thiểu 2017

Phân biệt lương cơ bản và lương tối thiểu

Nhiều bạn kế toán vẫn chưa phân biệt rõ ràng giữa mức lương cơ bản và mức lương tối thiểu khi làm kế toán tiền lương, dẫn tới cách tính bảo hiểm sai sót và hạch toán sai các nghiệp vụ tại công ty. Sau đây HoaTieu.vn sẽ chia sẻ cách phân biệt lương cơ bản và lương tối thiểu khi làm kế toán tiền lương.

Cách tính lương cơ bản cho giáo viên mới nhất 2017

Cán bộ công chức, viên chức được tăng lương từ tháng 5/2016

Xử phạt khi trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng

Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BKHCN-BNV về bổ nhiệm, xếp lương viên chức ngành khoa học và công nghệ

Cách phân biệt lương cơ bản và lương tối thiểu

Có rất nhiều bạn kế toán khi làm tiền lương không phân biệt được sự khác nhau giữa lương cơ bản và lương tối thiểu, trong bài viết này HoaTieu.vn sẽ giúp các bạn phân biệt sự khác biệt đó:

Lương tối thiểu là tiền lương do chính phủ quy định, người sử dụng LĐ không được phép trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu quy định.

Có hai loại lương tối thiểu:

- Lương tối thiểu chung:

+ Từ ngày 1/5/2016 là 1.210.000 đồng/tháng.

+ Từ 1/7/2017 lương tối thiểu chung chính thức tăng lên 1.300.000 đồng/tháng theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội.

Mời các bạn xem: Mức lương cơ sở áp dụng từ 1/7/2017 theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP

- Lương tối thiểu vùng (có 4 vùng trong cả nước).

Lương tối thiểu chung = Lương cơ bản trong cơ quan HCSN ( tức là áp dụng cho khu vực hưởng lương từ ngân sách Nhà nước).

Lương tối thiểu chung < Lương tối thiểu =< Lương cơ bản trong đơn vị hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Theo Nghị định 153/2016/NĐ-CP ngày 14/11/2016 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, thì lương tối thiểu vùng áp dụng cho những đối tượng sau:

1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.

2. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

4. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp".

Theo đó, lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất theo vùng mà người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong doanh nghiệp tại vùng đó được nhận. Khác với lương cơ sở, lương tối thiểu vùng áp dụng chung cho tất cả người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong doanh nghiệp.

Người lao động và doanh nghiệp có thể thỏa thuận về lương nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định 153/2016/NĐ-CP, áp dụng từ 1/1/2017 như sau:

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp:

a) Mức 3.750.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3.320.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 2.900.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 2.580.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

2. Địa bàn thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này".

Mời các bạn xem: Mức lương tối thiểu vùng năm 2017 mới nhất

Định nghĩa về lương cơ bản:

Lương cơ bản do người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động được ghi cụ thể trên HĐLĐ, là cơ sở để tính tiền công, tiền lương thực lĩnh của người lao động trong chính doanh nghiệp đó.

Khi doanh nghiệp xác định lương cơ bản phải đảm bảo: Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của chính phủ tại từng thời điểm, đối với lao động đã qua học nghề thì phải được cộng thêm 7% lương tối thiểu nữa.

Cách xác định lương cơ bản:

Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng: năm 2017 - Vùng 1 là 3.750.000

=> Nếu bạn làm việc tại vùng 1, bạn đã qua đào tạo từ cấp nghề trở lên (như bạn đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng...) thì mức lương thấp nhất mà bạn được nhận là:

3.750.000 + 3.750.000 * 7% = 4.012.500 (Đây chính là lương cơ bản của năm 2017)

Lưu ý:

Từ năm 2015 trở về trước, thuật ngữ "Lương cơ bản" là dùng để phản ánh khoản lương để đóng bảo hiểm, không tính các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.

Nhưng bắt đầu từ năm 2016, khi luật bảo hiểm mới có hiệu lực thì doanh nghiệp sẽ phải tham gia bảo hiểm trên cả các khoản phụ cấp.

Đánh giá bài viết
1 4.504
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo