Omicron là gì? Omicron tàng hình là gì?

Mới đây, Theo thông tin từ Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng, qua sàng lọc ngẫu nhiên, TP.HCM phát hiện 64% mẫu dương tính với Omicron là biến chủng BA.2 - còn được gọi là "Omicron tàng hình". Vậy Omicron tàng hình là gì? Omicron tàng hình có nguy hiểm không? Sau đây là một số thông tin mới nhất về biến chủng Omicron tàng hình, mời các bạn cùng tham khảo.

Theo các thông tin ghi nhận được, đã phát hiện được biến thể Omicron tàng hình (chủng BA.2) chiếm tới 87% tổng số mẫu phát hiện biến thể Omicron.

1. Tìm hiểu biến chủng Omicron tàng hình

Biến chủng Omicron hiện là chủng lây lan mạnh trên toàn cầu, chiếm đa số trong các giải trình tự gene được báo cáo cho GISAID.

Theo nhà virus học Trevor Bedford, Trung tâm Ung thư Fred Hutchinson ở Mỹ, BA.2 là biến chủng được tìm thấy trong 82% ca nhiễm ở Đan Mạch, 9% tại Anh và 8-10% tại Mỹ. Số liệu này được vị chuyên gia đưa ra dựa trên cơ sở dữ liệu GISAID và Đại học Oxford.

Omicron có một số dòng phụ như B.1.1.529, BA.1, BA.2, BA.3 và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều đang giám sát chúng. Trong đó, phổ biến nhất là BA.1, BA.1.1 (Nextstrain clade 21K) và BA.2 (Nextstrain clade 21L). Ở cấp độ toàn cầu, giải trình tự gene cho thấy tỷ lệ nhiễm của BA.2 tăng so với BA.1 trong những tuần gần đây.

BA.2 khác với BA.1 ở một số trình tự di truyền như axit amin trong protein Spike S. BA.2 còn được gọi là "Omicron tàng hình". Bởi nó thiếu một thay đổi di truyền cụ thể vốn cho phép các xét nghiệm RT-PCR có những chỉ dấu ban đầu.

Trong nghiên cứu được đăng tải trên bioRxiv ngày 17/2, của nhóm chuyên gia tại Đại học Tokyo, Nhật Bản, phát hiện BA.2 có thể tự sao chép trong tế bào nhanh hơn BA.1 – phiên bản gốc. Khả năng kết dính tế bào với nhau cũng nhanh hơn, thuần thục hơn. Điều này cho phép virus tạo ra các khối tế bào lớn (hợp bào) hơn BA.1. Các chuyên gia cũng đánh giá BA.2 lây lan mạnh hơn 40% so với chủng Omicron gốc.

Theo Statens Serum Institut (SSI), cơ quan quản lý bệnh truyền nhiễm hàng đầu Đan Mạch, tính toán sơ bộ cho thấy BA.2 có thể gây nhiễm mạnh hơn 1,5 lần so với BA.1. Tuy nhiên, phân tích ban đầu của cơ quan này cho thấy không có sự khác biệt về nguy cơ nhập viện giữa hai loại biến thể này.

Trong khi đó, theo WHO, dữ liệu ban đầu cho thấy BA.2 “có vẻ dễ lây truyền hơn BA.1” và họ đang thực hiện nhiều nghiên cứu sâu hơn để xác định nguyên nhân. “Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm của tất cả biến chủng trên toàn cầu đang có xu hướng giảm”, báo cáo ngày 22/2 của WHO viết.

Omicron - siêu biến thể Covid tồi tệ nhất đang khiến cả thế giới lo sợ: Lây nhiễm mạnh hơn 500% so với Delta - Ảnh 4.

2. Omicron tàng hình có gây bệnh nặng hơn không?

Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia Nhật Bản hồi tháng 2, điều đáng lo nhất ở BA.2 là những khối hợp bào sau này sẽ trở thành nhà máy sản xuất bản sao của virus. Delta đã từng cho thấy rất giỏi trong việc tạo ra hợp bào trong cơ thể vật chủ. Đây là nguyên nhân khiến virus tàn phá lá phổi người bệnh nhanh và nghiêm trọng.

Nhóm chuyên gia cho chuột đồng nhiễm BA.2 và BA.1, những con bị nhiễm BA.2 sẽ bị ốm nặng hơn, chức năng phổi cũng suy kiệt mạnh hơn. Trong khi đó, các mô, phổi chuột lang bị nhiễm BA.2 cũng bị tổn thương nhiều hơn nhóm nhiễm BA.1.

Trong khi đó, dựa trên dữ liệu có sẵn về lây truyền, mức độ nghiêm trọng, tái nhiễm, chẩn đoán, điều trị và tác động của vaccine, nhóm chuyên gia của WHO khẳng định BA.2 không gây bệnh nặng hơn Omicron. Họ cũng nhấn mạnh BA.2 cần tiếp tục được các cơ quan y tế công giám sát như dòng phụ của Omicron.

Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật Covid-19 của WHO, khẳng định: "Chúng tôi không nhận thấy sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng của BA.1 so với BA.2. Vì vậy, độc lực liên quan nguy cơ nhập viện của chúng giống nhau. Điều này rất quan trọng bởi nhiều quốc gia có sự xuất hiện hàng loạt ca nhiễm BA.1, BA.2”.

Kết luận của WHO sẽ giúp các quốc gia như Đan Mạch, Nam Phi, Vương Quốc Anh, nơi BA.2 đang lây lan mạnh, có những biện pháp phản ứng phù hợp.

Khả năng kháng lại miễn dịch từ vaccine

Theo nghiên cứu từ Nhật Bản, tương tự chủng Omicron gốc, BA.2 có khả năng phá vỡ các kháng thể trong máu của người đã được tiêm vaccine Covid-19. Nó cũng có thể chống lại các kháng thể tự nhiên của người từng nhiễm một số biến chủng khác như Alpha, Delta… Đặc biệt, BA.2 gần như kháng hoàn toàn một số phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng.

BA.2 cũng kháng lại một số phương pháp điều trị phổ biến như sotrovimab, kháng thể đơn dòng đang được sử dụng để chống lại Omicron.

Giống Omicron, chủng phụ BA.2 chứa các đột biến có thể thoát khỏi khả năng miễn dịch do vaccine tạo ra. Mũi tiêm nhắc lại có tác dụng ngăn ngừa 74% nguy cơ nhiễm bệnh có triệu chứng.

Một nghiên cứu mới từ Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh cho thấy hiệu quả của vaccine chống lại mắc Covid-19 có triệu chứng từ BA.2 là 70%. Con số này với BA.1 là 63%.

Một nghiên cứu khác của Đại học bang Michigan, Mỹ, xem xét hàng loạt phát hiện về BA.2 và kết luận nó sẽ dần chiếm ưu thế nhờ việc “lây nhiễm cho các quần thể không có kháng thể bảo vệ”. Đặc biệt, BA.2 được phát hiện có khả năng kháng vaccine cao hơn 30% so với BA.1 và kháng vaccine gấp 17 lần so với Delta.

Một nghiên cứu sơ bộ cho thấy một trong hai phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng được phép sử dụng cho Omicron không có tác dụng với BA.2. Song, nhà sản xuất của kháng thể đơn dòng Eli Lilly, khẳng định phương pháp điều trị mới của họ chống lại được BA.2.

Về nguy cơ tái mắc Covid-19, thông tin sơ bộ từ Đan Mạch cho thấy việc tái nhiễm BA.2 ở những người đã nhiễm Omicron không phổ biến. Hầu hết bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và chủ yếu là những người chưa được tiêm chủng.

3. Biến chủng Omicron là gì?

Omicron là tên một loại biến thể mới của SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu tiên trong mẫu xét nghiệm tại Botswana vào ngày 11 tháng 11, 2021 và tại Nam Phi vào ngày 14 tháng 11 cùng năm. Ban đầu, đây là biến thể B.1.1.529 nhưng đến ngày 26 tháng 11, 2021, chúng đã được WHO đặt tên là Omicron.

Omicron được phân loại vào biến thể đáng lo ngại vào ngày 30 tháng 11, 2021 tại Hoa Kỳ. Cho đến ngày 1 tháng 12, 2021, ca nhiễm biến thể này chính thức được phát hiện tại nơi đây.

Hiện nay, CDC vẫn đang tiếp tục nhanh chóng phối hợp với đối tác ngành cũng như y tế công trên toàn cầu để giám sát sự phát triển, mức độ lây lan và nguy cơ tái nhiễm của biến thể mới.

Tuy nhiên, mặc cho sự phát triển của biến chủng Covid mới Omicron, thì biến thể Delta vẫn là biến thể chính đang lưu hành tại Hoa Kỳ nói riêng và các nước trên toàn thế giới nói chung. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đưa ra chính xác khả năng lây lan cũng như tính chất nghiêm trọng của biến thể này.

Omicron - siêu biến thể Covid tồi tệ nhất đang khiến cả thế giới lo sợ: Lây nhiễm mạnh hơn 500% so với Delta - Ảnh 2.

Biến thể mới xuất hiện đầu tiên tại Nam Phi, với hơn 30 đột biến trong gai protein

4. Biến thể Omicron có nguy hiểm không?

Ngay từ đầu, WHO đã đánh giá Omicron là biến thể đáng lo ngại. Bởi lẽ, sự phát triển cũng như tốc độ lây lan của nó cho đến ngày hôm nay đã tăng lên cấp số nhân mỗi ngày.

So với biến thể Vũ Hán ban đầu thì Omicron có đến 60 đột biến với tốc độ lây lan nhanh trong cộng đồng. Đến nay đã có 50 quốc gia trên thế giới xuất hiện biến thể này. Tệ hơn nữa, tại Gauteng, Nam Phi, vào ngày 11 tháng 11, 2021 phát hiện 120 mẫu xét nghiệm biến chủng Omicron đầu tiên và tăng vọt lên đến 2038 ca chỉ sau 17 ngày.

Nam Phi chính là một trong những quốc gia minh chứng cho tốc độ lây lan của biến thể mới. Kể từ ngày 29 tháng 11 đến ngày 3 tháng 12 năm 2021 số bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 đã tăng gần 7 lần, đỉnh điểm lên hơn 16.000 ca/ngày.

Có 80% trong số ca nhập viện là những người trẻ tuổi và đối với Delta và Beta, nguy cơ tái nhiễm biến thể Omicron cũng cao hơn 3 lần thậm chí tốc độ lây lan còn nhanh hơn gấp 5 - 6 lần.

CDC cũng khuyến cáo rằng, bất cứ ai cũng có thể nhiễm biến thể mới và lây lan virus cho người khác. Đặc biệt, theo thông tin từ WHO, người từng nhiễm Covid-19 khi bị tiếp xúc với những người mang biến thể Omicron sẽ có nguy cơ tái nhiễm cao hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là những nghiên cứu bước đầu và cần có thêm thời gian theo dõi, giám sát.

5. Vắc xin Covid-19 có hiệu quả với biến thể này không?

Ngày 15 tháng 12 vừa qua, WHO đã đưa ra bằng chứng ban đầu cho thấy các loại vắc xin ngừa Covid hiện nay có thể kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa sự lây lan của biến thể Omicron. Hơn nữa, nguy cơ tái nhiễm biến thể này cũng cao hơn so với các biến thể SARS-CoV-2 trước đó.

Tuy nhiên, các thực nghiệm mới nhất đã cho thấy mũi 3 vắc xin Pfizer có khả năng ngăn chặn sự lây lan của biến thể mới. Cụ thể, Viện Nghiên cứu Sức khỏe ở Durban, Nam Phi đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện Omicron có thể khiến cho mức độ kháng thể trung hòa giảm xuống 40 lần ở những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin.

Đây là con số khi so sánh với biến chủng Covid-19 ở Trung Quốc được phát hiện vào 2 năm trước. Bên cạnh đó,có một tín hiệu đáng mừng rằng, mũi vắc xin thứ ba (mũi vắc xin tăng cường) sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm Omicron, đặc biệt là đẩy lùi diễn tiến nặng có thể xảy ra.

Đó là lý do vì sao, những ai đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin cần tiêm nhắc lại, kể cả người đã từng khỏi bệnh cũng cần được tiêm vắc xin để dự phòng sớm một cách hiệu quả.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3.901
0 Bình luận
Sắp xếp theo