Nội thủy là gì? Cách phân định vùng nội thủy

Nội thủy là gì? Cách phân định vùng nội thủy. Các quy định pháp lý về vùng nội thủy. Vùng nội thủy của một quốc gia là gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Nội thủy là gì?

Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

Chủ quyền quốc gia với vùng nội thủy

Khái niệm về nội thủy cũng được ghi nhận trong văn bản pháp lý Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 tại Điều 8 như sau:

Nội thủy là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

=> Vùng nội thủy của nước ta được xác định là vùng nước tính từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải đến phần đất liền tiếp giáp.

Trong đó:

Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1852m).

2. Cách phân định vùng nội thủy

Vùng nội thủy gồm: Vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, các vịnh, các vùng nước nước nằm giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Vùng nội thủy được xác định và tính toán theo công thức sau:

  • Nếu một con sông chảy trực tiếp ra biển thì đường cơ sở sẽ là đường thẳng đi ngang qua cửa sông, nối các điểm ở mực nước thấp nhất (tức mực nước ròng đo trung bình trong nhiều năm) trên hai bờ con sông.
  • Nếu một vịnh nhỏ thuộc toàn phần về một quốc gia thì cần xác định xem đó là một vịnh "đúng" (theo định nghĩa địa hình) hay chỉ là đoạn thụt vào tự nhiên của bờ biển (theo khoản 2 điều 10 phần II của Công ước). Một vũng hay vịnh được coi là "đúng" nếu diện tích của phần lõm vào, bị cắt bởi đường cơ sở, lớn bằng hoặc là hơn diện tích của hình bán nguyệt được tạo ra với đường kính bằng chính chiều dài của phân đoạn đường cơ sở tại phần lõm vào đó. Nếu trong đoạn lõm vào này có một số đảo thì hình bán nguyệt tưởng tượng sẽ có đường kính bằng tổng chiều dài các phân đoạn của các đường cơ sở. Ngoài ra, chiều dài của đường kính này không vượt quá 24 hải lý. Vùng nước bên trong của đường cơ sở tưởng tượng đó cũng được coi là nội thủy. Quy tắc này không áp dụng cho các vũng, vịnh đã thuộc chủ quyền của một quốc gia nào đó mang tính chất "lịch sử" hoặc trong bất kỳ trường hợp nào mà việc áp dụng đường cơ sở thẳng là hợp lý.

3. Chủ quyền quốc gia với vùng nội thủy

Quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền tuyệt đối, hoàn toàn và đầy đủ tại vùng nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.

Trong vùng nội thủy không tồn tại chế độ “lãnh thổ nổi” của một số tàu thuyền, tức là chế độ bất khả xâm phạm như đối với lãnh thổ của một quốc gia, mà một số loại tàu thuyền nước ngoài được đặt dưới thẩm quyền giám sát và kiểm soát tương đối của quốc gia ven biển (kiểm soát về trật tự, an ninh, cảnh sát, y tế, hàng hải). Tàu thuyền nước ngoài có thể bị khám xét trên boong, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển.

Tuy nhiên, đối với tàu quân sự, quốc gia ven biển không có quyền giải quyết các vấn đề tranh chấp dân sự giữa các thủy thủ trên tàu, mà luật của của nước tàu mang cờ sẽ giải quyết các tranh chấp này, trừ trường hợp thuyền trưởng có yêu cầu cụ thể. Quốc gia có cảng sẽ có thẩm quyền nhất định đối với các hành vi vi phạm hình sự xảy ra trên boong tàu nước ngoài đậu trên vùng nội thủy của mình. Chính quyền nước sở tại sẽ có quyền tiến hành điều tra và truy bắt tội phạm trên tàu.

Đối với Việt Nam, theo tuyên bố của chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 12/5/1977, thì vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, hải đảo của Việt Nam là nội thủy của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Theo luật pháp quốc tế, thì Việt Nam thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối với nguồn lợi thủy sản ở vùng nước nội thủy.

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc khái niệm nội thủy, cách phân định vùng nội thủy và xác định phạm vi vùng nội thủy của nước mình.

Chủ quyền dân tộc là điều vô cùng thiêng liêng, cần được bảo vệ trọn vẹn. Việc xác định đúng phạm vi nội thủy sẽ giúp chúng ta bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ của mình, đập tan những luận điệu sai phạm của các cá nhân, tổ chức có mưu đồ khác. Những quyền này đã được pháp luật quốc tế ghi nhận, do đó, mỗi người chúng ta cũng nên hiểu, nắm được kiến thức về những quyền được trao cho dân tộc mình.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 1.287
0 Bình luận
Sắp xếp theo