Những việc giáo viên cần làm để không bị tinh giản biên chế

Tinh giản biên chế hiện nay đang là vấn đề nóng của cán bộ công nhân viên chức nói chung và của giáo viên nói riêng. Vậy phải làm thế nào để không thuộc diện tinh giản biên chế. Trong bài viết này HoaTieu.vn xin chia sẻ một sốviệc giáo viên cần làm để tránh bị tinh giản biên chế.

Tại Công văn 3043/BGDĐT-NGCNQLGD ban hành tháng 7/2018, ngành giáo dục thể hiện quyết tâm tinh giản biên chế theo hướng: Tinh giản biên chế ngành giáo dục phải gắn với bảo đảm các quy định về định mức số lượng giáo viên với mỗi cấp học, chế độ làm việc, chính sách… Tuy nhiên việc bị tinh giản biên chế là điều không giáo viên nào mong muốn, dưới đây là một số việc giáo viên nên làm để không bị tinh giản biên chế.

1. Những đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế

Căn cứ quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP và Nghị định 113/2018/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế thì viên chức là giáo viên sẽ thuộc diện tinh giản biên chế bao gồm:

- Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự;

- Dôi dư do cơ cấu lại theo vị trí việc làm nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;

- Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí giảng dạy đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

- Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí giảng dạy hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

2. Những việc cần làm để tránh bị tinh giản biên chế:

- Nâng cao trình độ đào tạo (nếu chưa đạt chuẩn) để đạt chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí giảng dạy đang đảm nhiệm theo lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo do Chính phủ quy định;

Hiện tại chuẩn trình độ được quy định tại Luật giáo dục 2005, tuy nhiên sẽ có sự thay đổi khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực (Xem chi tiết tại đây).

- Bổ sung kiến thức, học tập thêm các khóa học theo đúng chuyên ngành phù hợp với vị trí giảng dạy trong trường hợp khác chuyên ngành đào tạo;

- Đạt được thành tích tốt ở vị trí giảng dạy;

- Cố gắng phát huy năng lực cá nhân, hoàn thành tốt nhiệm vụ để đạt được phân loại đánh giá tốt;

- Hạn chế nghỉ khi không thật sự cần thiết để tránh vượt quá số ngày nghỉ tối đa theo quy định.

Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm về kế hoạch tinh giản biên chế ngành Giáo dục tại Công văn 3043/BGDĐT-NGCBQLGD và yên tâm công tác.

- Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, giáo viên có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

- Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật BHXH, có xác nhận của cơ sở KCB và của cơ quan BHXH chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật hoặc trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật BHXH, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

Lãnh đạo, quản lý trường học thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

Tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
1 10.505
0 Bình luận
Sắp xếp theo