Những tật xấu của học sinh tiểu học và cách khắc phục

Tật xấu của học sinh tiểu học và cách khắc phục tốt nhất mà giáo viên nên biết

Vào lớp cứ hay ngáp, nói chuyện rôm rả hay nói leo lúc cô giảng bài,... đã là những thói quen không thể nào bỏ của học sinh mỗi khi vào lớp. Và trong bài viết sau đây hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc một số tật xấu của học sinh kèm theo là cách khắc phục tốt nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

1 Nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học

Nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học là tật xấu đầu tiên của các học sinh mà chúng ta phải kể đến. Không chỉ ở cấp tiểu học, những cấp học lớn hơn như THCS, TPHT, và kể cả đại học, nói chuyện riêng quả thật là một vấn đề nan giải đối với các thầy cô. Nhiều khi việc chuẩn bị bài giảng rất chu đáo, nhưng học sinh không lắng nghe,... thật sự là một cảm giác không vui chút nữa. Vậy để khắc phục điều này, thầy cô cần làm gì?

Xây dựng nội dung bài giảng sao cho thật hấp dẫn, lôi cuốn: Nội dung học tập nhàm chán, thiếu hấp dẫn cũng là điều dễ khiến các em đâm ra chán nản, chỉ biết nói chuyện cho nhanh hết giờ. Trong chương trình đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay có khá nhiều hình thức tổ chức tiết học rất hay chẳng hạn như: tổ chức trò chơi, thi đua tổ, thi đua cá nhân, thảo luận nhóm,… Với các hình thức tổ chức các tiết học như vậy sẽ tạo không khí sôi nổi, hưng phấn cho học sinh. Thông qua trò chơi học tập, thảo luận nhóm,... sẽ thoả mãn được nhu cầu chơi và giao tiếp của trẻ.

Hướng sự chú ý đến học sinh hay nói chuyện: Trong giờ học em nào không chú ý lo nói chuyện, giáo viên chỉ cần gọi em đó trả lời câu hỏi hoặc nhắc lại xem cô vừa nói gì hoặc bạn vừa nói gì. Học sinh không nói được sẽ phạt đứng tại chỗ tiếp tục học, từ từ các em sẽ bớt nói chuyện tập trung vào bài giảng hơn. Còn nếu trong lúc làm bài mà cứ ngồi nói chuyện không lo làm. Giáo viên cần quy định thời gian làm nếu hết thời gian ai không xong cũng dừng lại đến giờ ra chơi sẽ phạt ở lại làm bài không được ra chơi.

Tổ chức thi đua xem tổ nào nghiêm túc nhất, dựa trên các tiêu chí: bài tốt, hay xung phong phát biểu, tập trung học bài... Quỹ HCMHS chi thưởng theo tuần, theo tháng. Hình thức thi đua như thế này vừa mang tính tập thể lại vừa mang tính cá nhân, từ đó đem lại hiệu quả thiết thực. Ngoài ra, thông qua việc thi đua giữa các tổ tạo cũng có thể tạo cho các em có tinh thần “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”.

Giáo viên vừa rắn vừa mềm: Dùng mắt nghiêm nghị nhìn thẳng bạn đang nói chuyện, nhắc nhở từng chút, nói một câu cũng nhắc, chỉ đích danh, đừng nhắc chung chung, nhắc từ cách ngồi, cầm bút, nói chung là nghiêm túc, ngoài ra phải luôn giúp đỡ, đông viên học sinh, nhiều đứa trẻ bị cô la là làm sai, phạt, nhưng em không biết sửa lại như thế nào cho đúng, thế là bị la tiếp, nên phải giúp do em. Ngoài ra, nếu có thể, tạo không khí vui vẻ, để em có thể thích học, cảm thấy việc học không còn nặng nề.

Giáo viên nên phối hợp cùng gia đình: Nhiều phụ Huynh học sinh còn sai lệch trong việc giáo dục con cái, là giáo viên chị cần nói chuyện và chia sẻ kiến thức giáo dục và giải thích sự cần thiết của việc giáo dục đó với phụ huynh học sinh.

2 Nói leo trong giờ học

Khi thầy cô đưa ra câu hỏi thì im lặng, nhưng khi thầy cô bắt đầu giảng bài thì lại tranh thủ “chêm xen”, quả thật nếu là một giáo viên, ai ở trong tình huống này cũng đều rất bực bội. Và đương nhiên, thể hiện sự nghiệm khắc trong những trường hợp này là rất cần thiết, để học sinh biết rằng, cô biết em đang nói leo, chêm lời cô và như thế là không ngoan,...

Với những học sinh nói leo, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đứng lên phát biểu. Sau khi học sinh phát biểu xong, cô cần nói cho học sinh hiểu, nói leo là tật rất xấu, vì như thế rất không tôn trọng cô. Hãy hỏi học sinh những câu hỏi như: "tại sao lúc cô hỏi thì em không giơ tay phát biểu?", sau đó giải thích để em hiểu lỗi sai của mình.

Một số giáo viên đưa ra các hình phạt như: cho học sinh chép phạt 5 lần câu: "con xin lỗi cô lần sau con không nói leo nữa".

Hay cũng có giáo viên cho học sinh đứng dậy 5 phút và im lặng rồi hỏi, em có biết lỗi của mình chưa, nếu em nêu được lỗi thì cho em ngồi xuống. Còn trong trường hợp em không nhận ra lỗi của mình, cô giáo cần giải thích và cho em hiểu lỗi của mình để lần sau không tái phạm.

Ngoài ra, cũng nên kết hợp cùng các hoạt động thi đua, giúp các em rèn tính trật tự cũng như không nói leo trong giờ học nữa.

Những tật xấu của học sinh tiểu học và cách khắc phục

3 Nói tục chửi thề, hay đáng bạn

Với trường hợp này, giáo viên nên gần gũi, tâm sự với học sinh, hỏi han xem em đó có hoàn cảnh thế nào, tâm lí em ấy thế nào ,... thì giáo viên mới hiểu, mới giải quyết tận gốc vấn đề được. Dưới đây là một vài biện pháp mà giáo viên có thể áp dụng nhằm cải thiện tật xấu này của học sinh.

Liên hệ phụ huynh mời phụ huynh ra gặp cô, cuối tiết cho học sinh đó ở lại trao đổi. Giáo viên có thể in tờ giấy cam kết cho học sinh kí vào.

Cho em đó làm cán bộ lớp chuyên đề bắt các bạn nói tục và đánh bạn. Làm tốt tuyên dương. Giao nhiều nhiệm vụ liên quan.

Tạo tình huống cho học sinh sắm vai. Cho em học sinh ấy đóng vai bị bạn ăn hiếp. Xong chỉ cả lớp nhận xét từng vai tốt xấu. Cũng như cho em ấy tự nhận xét luôn. Vậy dễ thấm sâu vào suy nghĩ của em hơn. Vì con nít hiếu động, chúng ta nói mấy em ít tập trung sẽ không nhớ lâu được.

Xoáy vào ưu điểm của học sinh , khen nhiều lần trước lớp. Dù một tiến bộ nhỏ nhất cũng phải khen. Ví dụ bạn ấy nói to rõ ràng, bạn ấy có giọng đọc tốt , viết chữ đẹp, thông minh, ... Trước khi nhắc nhở nên khen trước. Sau đó nói rằng nếu bạn không nói tục bạn sửa chữa được khuyết điểm đó là một học sinh đáng khen về mọi mặt. Bằng sự chân thành, yêu thương và cũng triệt để nghiêm khắc.

4 Thụ động, biết nhưng không giơ tay phát biểu

“Vì sao học sinh ngày càng lười phát biểu”. Đây là hiện tượng có thật và rất đáng quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả học tập của học sinh cũng như sự hào hứng giảng dạy của thầy giáo.

Do một số câu hỏi nhàm chán

Do áp lực khối lượng kiến thức các môn học quá nhiều

Một số thầy cô quá nghiêm khắc, chưa tạo ra được sự hưng phấn cho người học, thậm chí còn tạo ra tâm lí sợ hãi, căng thẳng mệt mỏi cho học sinh

Một số học sinh chưa đủ tự tin về năng lực của bản thân nên ngại phát biểu, một số khác do lười biếng, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp; một số học sinh khác mặc dù biết nhưng sợ trả lời sai thì ngại , xấu hổ với thầy cô, với bạn bè, nhất là bạn khác giới.

Do ấn tượng không tốt của một số thầy cô trong quan hệ thầy

Do học sinh chưa hiểu hết tác dụng của việc phát biểu xây dựng bài

Có vô vàn các lý do có thể giải thích cho câu hỏi trên. Đây là bài toán không quá khó, nhưng cũng không thật sự dễ dàng nếu muốn giải quyết tận gốc rễ vấn đề này, chúng ta cần nghiêm túc giải quyết từ cả hai phía người học và người dạy.

Phía người dạy, các thầy cô phải tích cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư cho chất lượng các bài giảng trước khi lên lớp, căn cứ vào từng tiết học, từng bài học cụ thể, giáo viên có thể vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau, để thu hút sự tò mò, hiếu kỳ, kích thích sự hứng thú của người học. Hệ thống câu hỏi cũng phải hết sức chú ý không nên dễ quá hoặc khó quá, cũng không nên quá ngắn hoặc quá dài, câu hơi cũng nên theo kiểu gợi mở, gắn liền với đời sống thực tiễn. Mặt khác, trước mỗi giờ dạy, bằng khả năng nghiệp vụ của mình, giáo viên có thể tạo ra một bầu không khí gần gũi, cởi mở giúp rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò như kể một câu chuyện vui có tính giáo dục, một mẫu chuyện nho nhỏ liên quan đến bài học nhằm giảm bớt căng thẳng cho các em, khuyến khích các em chăm học, chăm phát biểu.

Những tật xấu của học sinh tiểu học và cách khắc phục

5 Nói dối

Bước vào lớp một chúng ta đã được trang bị bài học đạo đức đầu đời: năm điều Bác Hồ dạy Thiếu Niên Nhi Đồng. Trong đó, điều 5 có viết: "Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm". Như vậy, trung thực là một trong những đức tính quý giá mà con người được xây đắp ngay từ nhỏ. Cái gốc, cái nền có sẵn như thế, vậy mà không ít học sinh vi phạm bài học đạo đức đó. Hiện tượng trẻ nói dối là một hiện tượng phổ biến trong học đường hiện nay.

Vì sao em không làm bài tập ở nhà? Trò trả lời: Hôm qua em bị ốm cô ạ!

Liệu rằng có bao nhiều phần trăm trong câu trả lời ấy là thật? Và nếu là nói dối thì nguyên nhân do đâu: sự lười biếng, do áp lực học tập hay vì em quên,... có thể sẽ có nhiều câu trả lời. Song chung quy chúng ta phải hiểu một điều rằng, nối dối là một tật xấu cần được loại trừ.

Biện pháp chung nhất là tạo cho HS một môi trường sống thuận lợi để các em không gặp phải những áp lực và có thể trung thực trong cuộc sống. Cụ thể, về phía gia đình, ba mẹ phải là tấm gương sáng cho con noi theo, hiểu được nguyện vọng độc lập và mong muốn trưởng thành của con (khuyến khích con giao lưu với những người bạn tốt, không nên hạn chế hay cấm đoán con trong mối quan hệ hay hoạt động giải trí lành mạnh), không đặt cho con quá nhiều áp lực về thành tích học tập, giáo dục lòng tự trọng để con biết tự điều chỉnh hành vi của mình và có cách ứng xử phù hợp… Về phía nhà trường và xã hội cần tuyên truyền, giáo dục hơn nữa; trong trường nhất thiết phải có phòng tư vấn tâm lý do nhà tâm lý đảm nhận để giảm thiểu tối đa số lượng học sinh có nguy cơ và biểu hiện hành vi nói dối dạng lệch chuẩn. Nhưng quan trọng nhất vẫn là bản thân học sinh phải ý thức những hậu quả mà hành vi nói dối có thể gây ra, thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi, tự xây dựng cho mình đức tính trung thực trong từng công việc…

6 Ngáp, ngủ trong lớp

Không làm phiền những người xung quanh, cũng không gây ra tiếng động làm phiền người khác. Ngáp hay ngủ thường là do… giáo viên và do tiết học quá nhàm chán.

Để học sinh luôn chú ý trong học tập, không ồn ào, gây mất trật tự hay ngáp ngủ trong giờ học thì trong các tiết học đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực và thật sáng tạo trong cách giảng bài của mình.

Hay nguyên do khác đó chính là vì bản thân học sinh: thức khuya chơi game, xem phim hoạt hình và rồi bắt đầu một ngày uể oải,... Khi phát hiện học sinh ngáp ngủ, cô giáo yêu cầu học sinh đứng lên thuật lại những gì cô đã dạy, nếu em không thuật lại được thì hỏi vì sao em lại ngáp ngủ trong giờ học, tìm hiểu nguyên nhân, để có phương pháp phối hợp cùng gia đình ngăn chặn tình trạng này tiếp diễn.

hoatieu.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết những tật xấu của học sinh tiểu học và cách khắc phục mời bạn đọc tham khảo thêm tại mục biểu mẫu.

Đánh giá bài viết
2 3.818
0 Bình luận
Sắp xếp theo