Những điều cần biết khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ

Tiêm vắc xin Covid19 cho trẻ em cần lưu ý những gì là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm khi mà các tỉnh thành trên toàn quốc đang đẩy nhanh tiến độ triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid19 cho trẻ nhỏ. Sau đây là một số thông tin quan trọng về việc tiêm vắc xin Covid19 cho trẻ nhỏ các phụ huynh cần đặc biệt lưu ý để đảm bảo an toàn về sức khỏe cho con.

PGS.TS.Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - khẳng định sau khi vaccine phòng COVID-19 được cung ứng, Việt Nam sẽ triển khai đồng loạt tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Theo đó có 2 loại vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi gồm vaccine Pfizer và vaccine Moderna. Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm 2 mũi vaccine cùng loại, không tiêm trộn với bất kỳ vaccine mRNA nào.

Khi nào phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm vaccine COVID-19 mũi nhắc lại?

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện số ca mắc COVID-19 đang gia tăng trở lại. Dịch COVID-19 có bùng phát trở lại hay không phụ thuộc rất lớn vào miễn dịch của cộng đồng với SARS-CoV-2. Việc tiêm chủng đầy đủ theo lịch các mũi vaccine phòng COVID-19 ở trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi cũng giống như ở người lớn sẽ giúp duy trì miễn dịch.

Nhiều ý kiến cho rằng người đã mắc COVID-19 không cần tiêm vaccine mũi nhắc lại và mắc COVID-19 thường bị nhẹ. Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, đây là quan niệm chưa đúng, bởi kháng thể sau mắc COVID-19 cũng như sau tiêm vaccine sẽ giảm dần theo thời gian.

“Nếu chủ quan không tiêm đầy đủ mũi cơ bản cũng như mũi nhắc lại, khi kháng thể với COVID-19 giảm dần thì không chắc mắc bệnh sẽ nhẹ. Bên cạnh đó, việc tiêm vaccine sẽ tạo ra kháng thể trung hòa giúp giảm số virus nhân lên khiến bệnh sẽ nhẹ hơn hoặc ít lây bệnh cho người khác hơn”, đại diên Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh chia sẻ thêm.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứ khoa học đã chứng minh tiêm vaccine, đặc biệt là mũi tiêm mũi nhắc lại là giải pháp hiệu quả giúp bảo vệ. Việc tiêm chủng đầy đủ theo lịch các mũi vaccine phòng COVID-19 ở trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi cũng giống như ở người lớn sẽ giúp duy trì miễn dịch.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi tiêm 2 liều cơ bản cách nhau theo khuyến cáo của nhà sản xuất vaccine. Nếu là vaccine Moderna, Pfizer thì khoảng cách giữa mũi 1 và mũi 2 là 4 tuần. Nếu trẻ mắc COVID-19 thì nên tiêm vaccine sau 3 tháng khỏi bệnh.

Trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi nếu đã tiêm đủ 2 liều cơ bản thì tiêm nhắc (mũi 3) ngay sau mũi 2 ít nhất là 5 tháng. Bộ Y tế lưu ý, người đã mắc COVID-19 thì trì hoãn 3 tháng sau khi mắc COVID-19 và bảo đảm khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 5 tháng.

10 câu hỏi cần biết trước khi tiêm phòng Covid19 cho trẻ

- Vì sao cần tiêm chủng trẻ 5-11 tuổi?

Từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi đều có thể mắc Covid-19, vì vậy cần tiêm vaccine là giải pháp hàng đầu trong phòng ngừa dịch bệnh. Các nước đều đánh giá vaccine Covid-19 hiệu quả trong phòng bệnh, tái nhiễm, diễn biến nặng.

- Cơ chế vaccine hoạt động như thế nào?

Có hai loại vaccine được phê duyệt để tiêm cho trẻ em, gồm của hãng dược Pfizer và Moderna. Cả hai đều được sản xuất theo công nghệ mRNA, tức bọc một đoạn gene của virus trong một lớp bảo vệ, gọi là kháng nguyên, đưa vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể triệt tiêu kháng nguyên này.

- Khi nào trẻ không nêm tiêm vaccine Covid-19?

Trẻ bị dị ứng trong lần đầu tiêm chủng vaccine Covid-19, dị ứng bất kỳ thành phần nào của vaccine, thì không được tiêm chủng. Trẻ đang mắc bệnh cấp tính, đang trong một đợt điều trị corticoid (thuốc kháng viêm) liều cao hoặc bệnh mạn tính tiến triển, nên trì hoãn tiêm chủng.

- Trẻ bị dị ứng có nên tiêm vaccine?

Trẻ bị dị ứng thông thường, ví dụ viêm mũi dị ứng, dị ứng thời tiết, có thể tiêm vaccine Covid-19. Trường hợp trẻ bị dị ứng nặng, sốc phản vệ với bất kỳ dị nguyên nào như thuốc, thức ăn, nên vào viện theo dõi khi tiêm chủng.

- Trẻ khỏi Covid-19 có cần tiêm vaccine?

Trẻ khỏi Covid-19 vẫn cần tiêm chủng do miễn dịch tạo ra khi mắc bệnh không tồn tại lâu trong cơ thể. Thời điểm tiêm vaccine là ba tháng sau khi mắc bệnh.

- Cha mẹ cần chuẩn bị gì cho trẻ trước khi tiêm vaccine Covid-19?

Trẻ thường có tâm lý sợ tiêm, sợ bác sĩ. Vì vậy, trước khi đưa trẻ đến điểm tiêm chủng, phụ huynh cần trò chuyện, chuẩn bị tâm lý cho con. Sự phân tích, động viên kịp thời sẽ giúp trẻ không bị căng thẳng trong quá trình tiêm.

Người giám hộ cần giữ sức khỏe ổn định cho trẻ trước, trong và sau khi tiêm. Nếu trẻ bị ốm, có biểu hiện bệnh đường hô hấp hoặc nghi mắc Covid-19, gia đình nên hoãn tiêm cho trẻ.

- Các phản ứng phụ trẻ có thể gặp sau tiêm?

Sau tiêm, trẻ thường có các phản ứng thông thường như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi... Cha mẹ hãy cùng con ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, xử trí phản ứng phản vệ nếu có.

- Theo dõi sức khỏe trẻ như thế nào sau khi tiêm vaccine?

Khi về nhà, phụ huynh cần tiếp tục theo dõi chặt các dấu hiện trên cơ thể trẻ. Trẻ nhỏ thường hiếu động, không ngồi yên tại chỗ lâu, đôi khi chưa thể nói hoặc mô tả kỹ lưỡng các dấu hiệu như người lớn. Do đó, cha mẹ chủ động theo dõi sát diễn biến của con.

Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, gia đình hãy cho uống thuốc hạ sốt và bổ sung nhiều nước. Trẻ nên ăn nhiều trái cây, vitamin, vi chất để hệ miễn dịch hoạt động đáp ứng tốt nhất. Trường hợp bị sưng, đau tại vết tiêm, phụ huynh không nên đắp bất cứ vật gì lên vết tiêm tránh ảnh hưởng đến tác dụng vaccine.

Cha mẹ theo dõi thời gian sốt của trẻ. Trường hợp sốt quá 24 tiếng, sốt cao, khó hạ, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, gia đình phải cho nhập viện. Nếu trẻ chỉ sốt trong vòng 24 tiếng, tỉnh táo, không đau ngực, khó thở, có thể theo dõi tiếp tại nhà.

Sau khi tiêm vaccine, trẻ có thể gặp phản ứng viêm cơ tim song tỷ lệ này rất thấp. Triệu chứng viêm cơ tim xuất hiện từ sau thời điểm tiêm cho đến 7 ngày trong tuần đầu sau tiêm và chỉ xuất hiện trong thời gian này. Tuy nhiên, cơ chế này chưa được các chuyên gia trên thế giới giải thích rõ. Trường hợp trẻ đau ngực, khó thở, đây là các dấu hiệu phản ứng nặng, gia đình cần đưa đến bệnh viện để cấp cứu.

- Sau khi tiêm vaccine, trẻ có cần ăn kiêng hoặc hạn chế nhiều hoạt động?

Tốt nhất sau tiêm 2-3 ngày đầu, trẻ không nên vận động mạnh. Nguyên nhân là bé sẽ có phản ứng quá mức gây khó thở, tim đập nhanh, mệt mỏi... Các triệu chứng này khiến chúng ta bị "nhiễu" khó phân biệt là do trẻ vận động mạnh hay do phản ứng với vaccine để xử trí kịp thời.

Sau tiêm cũng như người lớn, trẻ kiêng các chất kích thích rượu, bia, cà phê. Gia đình nên cho trẻ ăn uống đầy đủ, không kiêng kem uống nhiều nước, ăn hoa quả. Nước dừa là nước trái cây rất tốt khi sử dụng cho trẻ sốt virus, sốt xuất huyết, cân bằng điện giải, gia đình có thể cho con uống sau tiêm.

- Khi nào trẻ có thể đi học và hoạt động bình thường?

Sau 24-48 giờ, nếu trẻ khỏe mạnh, sức khỏe bình thường, gia đình có thể cho đến trường.

Bác sĩ CKII Ngô Thị Hiếu Minh
Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

Những lưu ý trước và sau tiêm phòng Covid19 cho trẻ nhỏ

Dưới đây là những lưu ý quan trọng trước và sau tiêm vắc xin Covid19 cho trẻ nhỏ được các chuyên gia y tế khuyến cáo, cụ thể như sau:

Loạt thông tin cha mẹ cần chuẩn bị trước khi vào điểm tiêm cho con

Trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine COVID-19, theo BS Nguyễn Hữu Châu Đức, bộ môn Nhi - Đại học Y dược Huế, khuyến cáo cha mẹ nên chuẩn bị những câu trả lời để khám tầm soát trước tiêm:

- Trẻ có bị dị ứng không?

- Trẻ đã bị viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim?

- Trẻ bị sốt?

- Trẻ có bị rối loạn đông máu?

- Trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng một loại thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch hệ thống?

- Trẻ đã được tiêm vaccine khác?

- Trẻ đã từng ngất xỉu liên quan đến tiêm thuốc?

Cha mẹ, người giám hộ cần cho nhân viên y tế biết chính xác về tiền sử tiêm chủng, tiền sử dị ứng của trẻ với các triệu chứng và điều trị cụ thể, tình trạng bệnh lý nền, các loại thuốc điều trị trẻ đang sử dụng. Những điều này rất quan trọng để bác sĩ có thể ra quyết định phù hợp trong việc chống chỉ định, chuyển viện hay cẩn trọng khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ và có kế hoạch theo dõi kỹ sau khi tiêm.

Trẻ mắc các loại bệnh nào nên trì hoãn hay không được tiêm vaccine COVID-19 ?

Trước khi tiêm chủng, trẻ sẽ được khám sàng lọc. TS.BS Lê Kiến Ngãi, Bệnh Viện Nhi Trung ương, cho hay có 3 nhóm đối tượng trẻ cần phải thận trọng và khám sàng lọc, thực hiện tiêm tại các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên. Đó là nhóm trẻ mắc bệnh mạn tính bẩm sinh; tại thời điểm khám sàng lọc phát hiện trẻ có bất thường về tim, phổi; trẻ có phản ứng phản vệ với bất kỳ dị nguyên nào trước đó.

Các trường hợp cần thận trọng khi tiêm chủng là trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; trẻ có rối loạn về tri giác, gặp hội chứng tâm lý đám đông, tăng động, giảm chú ý,…

Nhóm trẻ có tiền sử phản vệ với vaccine COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vaccine thuộc đối tượng chống chỉ định tiêm.

Vì thế, theo khuyến cáo của TS Ngãi, các cơ sở tiêm chủng phải nghiên cứu kỹ các thành phần của vaccine theo khuyến cáo của nhà sản xuất, để nếu phát hiện trẻ có tiền sử phản vệ với bất cứ thành phần nào của vaccine như muối, lipid, đường… thì phải xếp vào nhóm chống chỉ định tiêm.

Theo quy định, nhóm trẻ đang mắc bệnh cấp tính, bệnh mạn tính tiển triển hoặc các vấn đề khác, thuộc đối tượng phải trì hoãn tiêm chủng.

Đơn cử là những trẻ có bệnh mạn tính hoặc các bệnh cấp tính tiến triển như đang sốt, đang có tình trạng nhiễm trùng; đang trong đợt điều trị bệnh mạn tính như hóa trị liệu ung thư,… thì cần trì hoãn cho đến khi trẻ kết thúc tình trạng bệnh cấp tính hoặc kết thúc đợt điều trị của bệnh mạn tính, theo vị chuyên gia.

Với trẻ gặp hội chứng viêm đa cơ quan MIS-C (tình trạng các bộ phận cơ thể khác nhau bị viêm, gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa), bác sĩ khuyến cáo cần trì hoãn tiêm đến khi bệnh nhi hồi phục hoàn toàn bệnh lý này.

"Nếu trẻ có tình trạng viêm đa cơ quan sau COVID-19 thì phải được thăm khám, theo dõi tại cơ sở khám chữa bệnh để chắc chắn không còn biểu hiện lâm sàng; các bộ phận đều hồi phục hoàn toàn mới có thể tiêm vaccine COVID-19" - TS Ngãi nói.

Với trẻ đã mắc COVID-19, sau khi khỏi bệnh sau ít nhất 3 tháng, trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi có thể tiêm vaccine phòng COVID-19, tiêm các liều cơ bản cùng loại vaccine cho trẻ.

Cần chuẩn bị gì cho trẻ trước khi tiêm?

Để giúp trẻ thoải mái hơn trước, trong và sau tiêm chủng, chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên trao đổi với trẻ về tầm quan trọng của tiêm vaccine phòng COVID-19. Cha mẹ cũng nên cho con ăn uống đầy đủ, tránh bị đói, khát trước khi tiêm. Thực hiện quy định 5K tại điểm tiêm để phòng tránh lây nhiễm SARS-CoV-2...

Trẻ cũng không cần trì hoãn lịch tiêm chủng các loại vaccine khác, đồng thời không dừng các thuốc trị bệnh mà trẻ đang uống.

Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của điểm tiêm, cha mẹ cũng nên mang theo sổ tiêm chủng của trẻ.

Theo dõi trẻ sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thế nào?

Sau khi tiêm chủng, cần cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng nghiêm trọng nếu có... Đồng thời các gia đình cần theo dõi liên tục sức khỏe của trẻ trong vòng 28 ngày sau tiêm, đặc biệt 48 giờ đầu.

- Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm vaccine COVID-19.

- Không nên uống các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng.

- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.

- Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

- Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có: Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

Nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 giờ cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Thấy một trong các dấu hiệu sau tiêm vaccine cần đưa trẻ đi viện

- Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;

- Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;

- Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;

- Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;

- Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;

- Đường tiêu hóa có dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;

- Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;

- Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường;

- Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn;

- Sốt cao liên tục trên 38,5 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.

Có nên cho trẻ uống thuốc bổ trước khi tiêm Covid19

Tất cả các loại vaccine phòng Covid-19 đều đã được thử nghiệm trên những người có chế độ ăn uống bình thường. Điều này có nghĩa là vaccine đã được chứng minh có hiệu quả mà không cần bất kỳ chế độ dinh dưỡng đặc biệt nào.

Tuy nhiên, một thực đơn ăn uống hỗ trợ khoa học, hợp lý sẽ tốt cho nhu cầu của cơ thể, kể cả trước và sau khi tiêm vaccine. Trước khi tiêm vaccine Covid-19, không cần cho trẻ uống thuốc bổ mà cần bổ sung đủ nước cho cơ thể, bổ sung thêm vitamin C, ngủ sớm, nghỉ ngơi trước ngày tiêm, không tự ý ngưng thuốc với trẻ có bệnh mạn tính.

Để hỗ trợ tốt nhất cho hệ thống miễn dịch sau khi tiêm chủng, nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và kháng viêm. Lưu ý bổ sung thêm các loại thực phẩm nguyên hạt có nhiều vitamin, khoáng chất, tốt cho sức khỏe như: bánh mì nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt, bắp... Bổ sung rau vào bữa trưa và bữa tối, kết hợp thêm trái cây vào bữa sáng và những bữa ăn nhẹ hàng ngày. Cần thiết lập chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

BS.CKI Bạch Thị Chính
Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC

Tùy theo loại vắc xin, trẻ có thể gặp biến chứng rất hiếm gặp sốc phản vệ (thường xảy ra trong vòng 15 phút sau tiêm) và một số biến chứng khác. Để giảm nguy cơ phản vệ cần thông báo cho nhân viên y tế về tiền sử dị ứng, phản vệ với thuốc hoặc vắc xin của trẻ.

Cần quan sát các dấu hiệu như mệt lả, ngứa, sưng mặt, khó thở ở trẻ trong vòng 15 phút sau tiêm. Các biến chứng khác rất khó nhận định nên điều quan trọng là phụ huynh phải theo dõi trẻ và khai báo các triệu chứng bất thường cho cơ quan y tế.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
9 6.858
0 Bình luận
Sắp xếp theo